Núi lửa đáng sợ hơn thiên thạch

Nhiều người lo sợ ngày tận thế của trái đất sẽ đến khi thiên thạch đâm vào hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, các siêu núi lửa còn đáng sợ hơn các thiên thạch rất nhiều lần.

Từ trước tới nay, mọi người thường nghĩ phải mất hàng ngàn năm mới đủ để hình thành những ngọn núi lửa khổng lồ, và những núi lửa này bị "nhốt" dưới lớp vỏ trái đất thêm hàng ngàn năm nữa trước khi gây ảnh hưởng tới hành tinh.

Nhưng một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những trận phun trào núi lửa thảm khốc, với mức độ tàn phá lớn hơn nhiều lần so với trận phun trào mắc ma ở Đỉnh St. Helens năm 1980, có thể xảy ra chỉ vài trăm năm sau khi núi lửa hình thành.

So với một sự kiện tầm cỡ như thế thì các cuộc chiến tranh nhiệt hạch hay trái đất ấm lên chẳng có nghĩa lý gì, vì siêu núi lửa có thể bắn lên không trung hàng tấn bụi và che lấp ánh sáng mặt trời. Hậu quả sẽ là trái đất phải trải qua nhiều năm ròng với nhiệt độ lạnh giá, xóa sổ hàng triệu loài động thực vật. Một siêu núi lửa phun trào 250 năm trước được tin là nguyên nhân gây ra thảm họa tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trên trái đất, xóa sổ 95% tất cả các loài động, thực vật. Một vài nhà khoa học còn cho rằng chính núi lửa, chứ không phải thiên thạch, đã khiến khủng long biến mất 65 triệu năm trước.

Núi lửa đáng sợ hơn thiên thạch
Mối đe dọa với trái đất có thể nằm ngay dưới chân chúng ta.

Nhưng có khả năng một siêu núi lửa sẽ phun trào hay không? Cho tới nay thì không nhà khoa học nào có thể khẳng định. Siêu núi lửa phun trào là kết quả của quá trình tích lũy một bể dung nham lớn ở độ sâu cách mặt đất vài dặm. Cho đến nay thì chưa có bể dung nham nào lớn như vậy được hình thành trên trái đất và sẽ phun trào trong tương lai gần.

Các nhà khoa học nhiều năm nay vẫn nghĩ rằng khi một bể dung nham lớn như vậy được hình thành thì nó sẽ ở trong lòng đất hàng ngàn năm trước khi phun trào. Nhưng một nghiên cứu mới của các nhà địa chất học ở ĐH Vanderbilt và ĐH Chicago (Mỹ) cho thấy quá trình này xảy ra nhanh hơn nhiều, có thể chỉ mất vài trăm năm.

Nghiên cứu này dựa trên sự hình thành các tinh thể trong mắc ma nóng chảy phân rã với tỷ lệ biết trước, từ đó có thể suy ra nhiều sự kiện trong lịch sử núi lửa.

Theo nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học trước đây xem xét sự phân rã của zircon, khoáng chất rất phổ biến trong đá núi lửa, và kết luận rằng những bể mắc-ma khổng lồ có thể tồn tại khoảng 100.000 năm. Nhưng nhóm nghiên cứu ở ĐH Vanderbilt và ĐH Chicago xem xét quá trình kết tinh của thạch anh, khoáng chất có nhiều nhất trong lớp trầm tích núi lửa, từ đó kết luận rằng một bể mắc-ma khổng lồ chỉ tồn tại trong lòng đất trong thời gian bằng 1/10 so với dự đoán trước đây, và có thể chỉ khoảng 500 năm.

Dự đoán này khiến nguy cơ từ các siêu núi lửa nghe đáng lo ngại hơn, nhưng các nhà khoa học cho rằng chẳng có lý do gì để hoảng sợ.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát lớp trầm tích ở lòng chảo núi lửa Long Valley ở đông bắc California, nơi xảy ra trận phun trào cực lớn, thổi tung 150 dặm đất đá nung chảy vào không trung, bao trùm phần lớn Bắc Mỹ bởi bụi nóng. Điều đó xảy ra 760.000 năm trước, nhưng địa điểm này nhiều năm sau vẫn khiến các nhà khoa học lo lắng.

Nền địa chất ở Long Valley bắt đầu trở nên bất thường vào năm 1978, khi một trận động đất mạnh 5,4 độ richter làm rung chuyển khu vực phía đông nam của vùng lòng chảo, cho thấy nó có thể thức giấc bất kỳ lúc nào. Các năm tiếp theo đều xảy ra một vài trận động đất nhỏ.

Khoảng hai thập kỷ trước, cây cối bắt đầu héo ở khu vực núi Mammoth do một lượng carbon dioxide tỏa ra từ mắc-ma, Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết.

Ngày nay, vùng lòng chảo này có vẻ yên bình, dù cũng xảy ra một vài hoạt động địa chất nhỏ, nhưng đây vẫn là ngọn núi lửa đáng lưu ý nhất trên hành tinh. Các nhà khoa học ở USGS đang rất lưu tâm về nó, đo lường mọi thay đổi, và khẳng định những người dân sống ở California không cần lo lắng.

Ngoài ra, các nhà khoa học ở ĐH Bang Oregon đang chú ý vào Công viên quốc gia Yellowstone, nơi cách đây khoảng hai triệu năm đã xảy ra trận phun trào mạnh gấp 2.000 lần so với trận phun trào ở Đỉnh St. Helens. Khu vực này cũng có các dấu hiệu bất ổn địa chất, và từng xảy ra vài trận phun trào nhỏ trong quá khứ.

Vì thế, giới khoa học cho rằng các siêu núi lửa là mối đe dọa không thể bỏ qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News