Núi lửa Kilauea đã giúp Hawaii "mọc" thêm hàng km đất mới

Nhưng liệu đó có phải là tin tốt không? Mảnh đất ấy sẽ ở được?

Kể từ khi bùng nổ dữ dội vào đầu tháng 5/2018, núi lửa Kilauea đã tạo ra một trong những thảm họa lớn nhất trong cả thập kỷ đối với người dân đảo Hawaii. Tính đến thời điểm hiện tại, có 600 ngôi nhà đã bị dung nham nuốt chửng, hàng ngàn người phải đi sơ tán, gây thiệt hại hàng chục triệu dollar.

Nhưng đổi lại, một thống kê mới đây từ Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã chỉ ra rằng dung nham từ Kilauea đã giúp lãnh thổ Hawaii "nở" ra hơn 1,6km. Và quan trọng hơn là nó chưa hề có dấu hiệu dừng lại.

Cụ thể, các chuyên gia cho biết dòng dung nham chảy xuống vịnh Kapoho vẫn đang hoạt động rất mạnh, thậm chí ngày càng có nhiều ống địa chất phun dung nham mở ra.

Núi lửa Kilauea đã giúp Hawaii mọc thêm hàng km đất mới
Đảo Lớn giờ đã nở ra thêm vài cây số. Đổi lại, nhiều vùng đất và rừng mưa đã bị nuốt chửng.

"Dung nham liên tục chảy xuống vùng biển trước vịnh Kapoho và khu vực nghỉ dưỡng Vacationland của đảo. Hòn đảo đang nở dần về phía Bắc" - trích lời Janet Babb, nhà địa chất tại USGS.

Vùng đất mới sẽ như thế nào?

Mọi lãnh thổ trương nở ra từ Hawaii đương nhiên sẽ thuộc sở hữu của chính quyền địa phương và của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng đây sẽ là một vùng đất có thể ở được trong tương lai gần.

Phụ thuộc vào khí hậu, lượng mưa và một số yếu tố tự nhiên, các loại thực vật mới có thể phát triển. Tuy nhiên, cần nhiều thời gian hơn để mưa làm sạch lại vùng đất này, để rừng có thể mọc lên, hoặc trở thành nơi ở phù hợp cho con người.

"Thực vật có thể mọc lại nhanh đến cỡ nào còn phụ thuộc vào loại dung nham, và lượng mưa quanh khu vực" - Babb chia sẻ.

"Có một số dòng dung nham chảy về phía Kona (một khu vực đông dân cư tại Đảo Lớn, Hawaii). Chúng chảy từ lâu rồi, lâu hơn dòng phía Đông Hawaii rất nhiều, nhưng lại có cực ít thực vật mọc lại vì lượng mưa 2 khu vực khác nhau".

Núi lửa Kilauea đã giúp Hawaii mọc thêm hàng km đất mới
Vùng đất này vẫn được đánh giá là không ổn định.

Jessica Ferracane, người phát ngôn tại Vườn quốc gia Hawaii cũng đồng tình. "Lượng mưa thực sự tạo ra khác biệt".

"Dương xỉ sẽ mọc lên đầu tiên, luôn là như vậy với những vùng đất mới nở ra".

Dù vậy, vùng đất này vẫn được đánh giá là không ổn định. Sau khi dung nham nguội và cứng lại, chúng ta sẽ có một khu vực rất khó sống, vì chứa toàn các mảnh đá kính núi lửa sắc nhọn.

"Hầu hết các vùng đất mới trên biển đều rất không ổn định" - Ferracane cho biết.

Vấn đề là cũng chẳng ai biết đến khi nào số dung nham này mới ngừng chảy cả. Hãy để tương lai trả lời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Bão di chuyển ngày càng chậm trên toàn cầu

Bão di chuyển ngày càng chậm trên toàn cầu

Theo trang Business Insider, các nhà khoa học nhận thấy lượng mưa ngày càng nhiều hơn so với trước. Những số liệu của Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ chứng minh điều này.

Đăng ngày: 11/06/2018
Hiểu đúng về bão và áp thấp nhiệt đới

Hiểu đúng về bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) là từ ngữ khá quen thuốc với người dân khi có hiện tượng thiên nhiên bất thường xảy ra.

Đăng ngày: 08/06/2018
Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế

Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế

Theo ghi nhận ở thời điểm hiện tại, thì thảm họa núi lửa Fuego tại Guatemala ngày 3/6 vừa qua đã khiến ít nhất 62 người chết, 3000 người phải đi sơ tán, và 1,7 triệu người bị ảnh hưởng.

Đăng ngày: 07/06/2018
Đèn giao thông bị nung chảy trong nắng nóng 50 độ C ở Mexico

Đèn giao thông bị nung chảy trong nắng nóng 50 độ C ở Mexico

Thành phố Mexico City trải qua ngày nóng nhất trong vòng 99 năm qua hôm 30/5 với nhiệt độ đo được là 31,7 độ C, đánh bại kỷ lục 31,2 độ C của năm 1919, theo Strange Sounds.

Đăng ngày: 06/06/2018
Đám mây như bàn tay vươn xuống mặt đất

Đám mây như bàn tay vươn xuống mặt đất

Louise Taylor dùng điện thoại chụp lại đám mây trông giống bàn tay khổng lồ ở gần làng Tore, cao nguyên Scotland, Sun hôm 5/6 đưa tin.

Đăng ngày: 06/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News