Núi lửa Mayon thức giấc, 12.000 người Philippines sơ tán khẩn
Miệng núi lửa Mayon của Philippines đang hoạt động mạnh trở lại. Các nhà khoa học núi lửa cảnh báo Mayon có thể phun trào trong vài ngày tới khiến hàng trăm nghìn người buộc phải sơ tán khẩn, AFP đưa tin hôm 15/1.
Các nhà khoa học cho biết, đỉnh núi lửa Mayon đã xảy ra hiện tượng rung chuyển và đất đá sụt lở trong 24 giờ qua sau khi xảy ra một số vụ phun trào hơi nóng. Hơn 12.000 người đã được lệnh di tản khỏi phạm vi bán kính 7km quanh núi lửa. Ngoài ra, các cảnh báo về dòng chảy bùn nguy hiểm và các đám mây độc hại đã được đưa ra.
Claude Yucot - người đứng đầu văn phòng phòng vệ dân sự trong khu vực chia sẻ với AFP về nguy cơ hít phải tro bụi độc hại cũng như bùn đất chảy từ núi lửa phun trào đối với các gia đình trong khu vực này. "Do những cơn mưa liên tục trong vài tuần qua kết hợp với đất đá ở sườn núi Mayon có thể hình thành các dòng chảy lahar. Nếu mưa không tạnh có thể rất nguy hiểm". Lahar là thuật ngữ chuyên ngành về dòng chảy cực nhanh của bùn đất, đá vụn và nước từ một vụ phun trào núi lửa.
Người dân Philippines sơ tán vì núi lửa Mayon hoạt động trở lại. (Ảnh: Reuters).
Các vụ phun trào hơi nước và sụt lở đất đá bắt đầu từ cuối tuần qua. Đêm 14/1, miệng núi lửa bắt đầu đỏ rực. Theo Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines (Phivolcs), đây là dấu hiệu cho sự tăng cường của đợt nham thạch mới.
Lần phun trào gần đây nhất của Mayon là năm 2014 và khiến 63.000 người phải sơ tán.
"Chúng tôi nghĩ rằng dung nham lần này lỏng hơn so với năm 2014. Điều này có nghĩa là dòng chảy đi xa hơn và có tốc độ nhanh hơn", chuyên gia Renato Solidum của Phivolcs chia sẻ với AFP.
Núi lửa Mayon cách Manila 330km về phía tây nam. Núi lửa Mayon cao 2.460m và có lịch sử phun trào gây nhiều thiệt hại.
Bốn du khách nước ngoài và hướng dẫn viên du lịch địa phương đã thiệt mạng khi Mayon phun trào hồi tháng 5/2013.
Năm 1814, hơn 1.200 người đã bị giết khi dung nham chôn vùi thị trấn Cagsawa.
Vụ phun trào hồi tháng 8.2006 không cướp đi sinh mạng của người dân nào nhưng 4 tháng sau, một cơn bão khiến bùn đất từ sườn núi Mayon sạt lở, cướp đi sinh mạng của 1.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
