Núi lửa ở Indonesia phun trào, tạo cột tro bụi cao 1.500m

Cột tro bụi hình thành từ vụ núi lửa Anak Krakatoa phun trào ở Indonesia đã cao đến 1.500 m vào ngày 5/2, theo Cơ quan Địa chất nước này.

Theo hình ảnh của Trung tâm Vũ trụ châu Âu thu được từ vệ tinh Sentinel-2 sau vụ phun trào, miệng ngọn núi lửa phun ra một cột khí và bụi dày đặc, theo EarthSky. Trạm quan sát núi lửa Anak Krakatau đã nâng cảnh báo lên mức cam. Các máy bay khi đi qua khu vực cần chú ý đến lượng bụi trong không khí.

Ngọn núi lửa phun trào từ hôm 4/2, theo South China Morning Post. Giới chức Indonesia cảnh báo người dân tránh xa ngọn núi trong bán kính 2km.

Trước đó, kể từ giữa tháng 1, Anak Krakatoa đã có dấu hiệu gia tăng hoạt động, theo Cơ quan Đối phó Thảm họa Tự nhiên Indonesia. Núi lửa này không nằm trên đất liền, mà nằm ở eo biển Sunda, giữa hai đảo lớn Java và Sumatra.

Núi lửa ở Indonesia phun trào, tạo cột tro bụi cao 1.500m
Núi lửa Anak Krakatoa phun trào năm 2018. (Ảnh: AFP).

Núi lửa Anak Krakatoa (nghĩa là “Đứa con của Krakatoa”) được hình thành sau vụ phun trào lịch sử của ngọn núi lửa Krakatoa tháng 8/1883, khiến khoảng 35.000 người thiệt mạng.

Sức phá hủy khi đó được ước tính tương đương với 200.000 tấn thuốc nổ TNT - gấp khoảng 13.000 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Krakatoa cũng phun trào ra khoảng 25 km khối đất đá. Tiếng nổ của núi lửa có thể được nghe thấy tại Australia, cách đó 3.600 km.

Năm 2018, Anak Krakatoa có đợt phun trào lớn và gây ra sóng thần trên đảo Sumatra và Java, khiến 430 người thiệt mạng, dù khu vực gần núi lửa có ít dân cư sinh sống.

Ngọn sóng thần khi đó cao hơn 100 m và có thể đạt đến 150 m, theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Tokyo và London. Đây được coi là vụ phun trào núi lửa chết chóc nhất trong thế kỷ 21.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh cực mạnh, rét hại sâu nhất từ đầu mùa

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh cực mạnh, rét hại sâu nhất từ đầu mùa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo từ ngày 19 - 23/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng trải qua đợt rét đậm rét hại mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay.

Đăng ngày: 16/02/2022
Nghiên cứu hồ nước gần tâm chấn của vụ nổ bí ẩn 113 năm trước

Nghiên cứu hồ nước gần tâm chấn của vụ nổ bí ẩn 113 năm trước

Các nhà nghiên cứu Nga dự định lặn sâu khoảng 30 m để thám hiểm hồ Cheko, nơi được cho là hố va chạm của một thiên thạch.

Đăng ngày: 15/02/2022
Tương lai của Olympic mùa đông là không còn mùa đông

Tương lai của Olympic mùa đông là không còn mùa đông

Khí hậu ấm lên đồng nghĩa việc tìm địa điểm thích hợp để tổ chức các kỳ Olympic mùa đông trong tương lai sẽ ngày càng khó khăn. Thi đấu trong nhà sẽ là một lựa chọn khả dĩ.

Đăng ngày: 15/02/2022
Núi lửa bất ngờ phun trào tạo ra bão sét

Núi lửa bất ngờ phun trào tạo ra bão sét

Núi lửa Etna bất ngờ phun trào dữ dội vào tuần trước, tạo ra những tia sét ngoạn mục trên bầu trời phía đông đảo Sicily.

Đăng ngày: 15/02/2022
Bức

Bức "tường xanh" có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho thấy việc che phủ mặt tiền của tòa nhà bằng thực vật có thể giảm hơn 30% lượng nhiệt thất thoát qua cấu trúc của nó.

Đăng ngày: 14/02/2022
Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Tiêu thụ điện tương đương bóng đèn LED nhưng hiệu quả cực cao

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Tiêu thụ điện tương đương bóng đèn LED nhưng hiệu quả cực cao

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.

Đăng ngày: 14/02/2022
Hiện tượng tuyết rơi hiếm thấy tại Trung Đông

Hiện tượng tuyết rơi hiếm thấy tại Trung Đông

Ngày 27/1, tuyết đã bao phủ vùng Jerusalem và phía Đông Địa Trung Hải sau khi một cơn bão tuyết, cả vùng thánh địa đã biến thành một miền cổ tích trắng xóa tuyết.

Đăng ngày: 11/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News