Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản lập kỷ lục sau 130 năm: Hết tháng 10 mà đỉnh núi vẫn chưa có tuyết!

Một kỷ lục 130 năm đã được phá vỡ ở núi Phú Sĩ (Nhật Bản), đó là thời điểm muộn nhất mà tuyết xuất hiện trên đỉnh ngọn núi này. Nguyên nhân lớn chính là do thời tiết ấm lên ở Nhật (và toàn cầu).

Ngọn núi Phú Sĩ nổi tiếng ở Nhật Bản vẫn không có tuyết cho đến tận thời điểm này của năm. Đây là thời điểm muộn nhất trong năm mà đỉnh núi và sườn núi này vẫn chưa có tuyết, kể từ khi dữ liệu được ghi lại vào 130 năm trước, theo cơ quan khí tượng địa phương, được đăng trên trang AFPThe Japan News.

Trung bình hằng năm, tuyết bắt đầu phủ trên đỉnh núi Phú Sĩ từ ngày 2/10. Năm ngoái, thời điểm tuyết xuất hiện trên đỉnh núi đã muộn hơn một chút, là vào ngày 5/10. Nhưng vì thời tiết ấm áp ở Nhật, do ảnh hưởng của sự ấm lên trên toàn thế giới, năm nay tuyết vẫn chưa rơi trên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản.

Như vậy, sự chậm trễ của tuyết ở núi Phú Sĩ năm nay đã vượt kỷ lục cũ là ngày 26/10, mới xảy ra có 2 lần, vào năm 1955 và 2016.


Năm 2024 lập kỷ lục là núi Phú Sĩ có tuyết muộn nhất trong lịch sử ghi nhận dữ liệu suốt 130 năm. (Ảnh: The Japan News/ Asia News Network).


Bình thường, ai cũng đã quen với hình ảnh núi Phú Sĩ phủ tuyết trắng. (Ảnh: AFP).

Theo truyền thống ở Nhật, lần xuất hiện đầu tiên của tuyết trên núi Phú Sĩ vào tháng 10 hằng năm được coi là dấu hiệu bắt đầu mùa Đông. Ngoài ra, hình ảnh núi Phú Sĩ phủ tuyết giống như một biểu tượng ở Nhật vậy. Nhiều người dân ở Nhật nói, chưa bao giờ mà đến cuối tháng 10 vẫn thấy đỉnh núi “trống trơn” như hiện tại.

Núi Phú Sĩ được phủ tuyết trong phần lớn thời gian của năm, chỉ có từ khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 đến tháng 9 thì tuyết tan hết. Nhưng mùa Hè năm nay ở Nhật là mùa Hè nóng nhất trong lịch sử, ngang với năm 2023. Đây là lý do chính khiến năm nay núi Phú Sĩ có kỷ lục không mong muốn như trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhân vật trong những bộ truyện kinh điển trông sẽ ra sao khi được tái dựng với công nghệ AI?

Các nhân vật trong những bộ truyện kinh điển trông sẽ ra sao khi được tái dựng với công nghệ AI?

Liệu các diễn viên trong phim chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng có diện mạo giống với miêu tả trong sách hay không?

Đăng ngày: 24/02/2025
Nghịch lý con tàu của Theseus: Bạn là ai?

Nghịch lý con tàu của Theseus: Bạn là ai?

Nghịch lý con tàu của Theseus là một nghịch lý đặt câu hỏi về danh tính của một vật thể.

Đăng ngày: 24/02/2025
Linh hồn lượng tử: Ranh giới giữa khoa học và siêu hình học

Linh hồn lượng tử: Ranh giới giữa khoa học và siêu hình học

Con người luôn có tính tò mò, khám phá về nguồn gốc và sự kết thúc của cuộc sống. Chúng ta có linh hồn không? Linh hồn là gì? Linh hồn đi đâu sau khi chết?

Đăng ngày: 24/02/2025
Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 24/02/2025
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bí ẩn về cách hoạt động của tia tử thần Archimedes cuối cùng đã tìm được lời giải bởi một học sinh lớp 8!

Bí ẩn về cách hoạt động của tia tử thần Archimedes cuối cùng đã tìm được lời giải bởi một học sinh lớp 8!

Chúng ta cuối cùng cũng đã biết cách mà tia tử thần hay còn gọi là tia nhiệt hoạt động.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bên trong kim tự tháp Ai Cập trông như thế nào? Du khách đúc kết 1 câu khiến ai cũng bất ngờ!

Bên trong kim tự tháp Ai Cập trông như thế nào? Du khách đúc kết 1 câu khiến ai cũng bất ngờ!

Bạn đã từng nghe về kim tự tháp Ai Cập nhưng có bao giờ tò mò xem bên trong nó trông như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 23/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News