Núi rác quần áo hơn 39.000 tấn ở sa mạc Atacama, Chile nhìn từ vũ trụ

Bãi rác khổng lồ chứa quần áo "thời trang nhanh" ở sa mạc Atacama lớn đến mức các vệ tinh có thể quan sát rõ.

Sa mạc Atacama, Chile, có một "nghĩa địa" quần áo vẫn đang không ngừng mở rộng. Chúng là những trang phục bị thải bỏ hoặc không mặc, chủ yếu sản xuất tại Bangladesh hoặc Trung Quốc rồi vận chuyển đến những cửa hàng bán lẻ ở Mỹ, châu Âu và châu Á, sau đó đưa tới Chile khi không bán được, Business Insider hôm 23/5 đưa tin.

Núi rác quần áo hơn 39.000 tấn ở sa mạc Atacama, Chile nhìn từ vũ trụ
Ảnh vệ tinh cho thấy núi rác quần áo khổng lồ ở sa mạc Atacama, miền bắc Chile. (Ảnh: Skyfi)

Có ít nhất 39.000 tấn quần áo như vậy tích tụ trên sa mạc Atacama vào năm 2021, theo AFP. Chúng chủ yếu là "thời trang nhanh" - quần áo rẻ sản xuất nhanh theo xu hướng mới nhất.

SkyFi, nhà phát triển ứng dụng ảnh và video vệ tinh, hôm 11/5 chia sẻ ảnh vệ tinh độ phân giải cao về nghĩa địa quần áo này. "Hình ảnh có độ phân giải 50 cm, xếp loại Độ phân giải rất cao và được chụp bằng vệ tinh. Nó cho thấy núi rác lớn như thế nào so với thành phố phía dưới", SkyFi viết.

Số quần áo này không được chuyển đến các bãi chôn lấp của thành phố vì chúng không thể phân hủy sinh học và thường chứa các sản phẩm hóa học, theo Franklin Zepeda, nhà sáng lập EcoFibra, công ty nỗ lực tái sử dụng quần áo bằng cách chế tạo các tấm cách nhiệt.

Núi quần áo không sử dụng nằm gần cảng Iquique, cách một số khu dân cư nghèo hơn của thành phố Iquique khoảng 1,6km. Bãi rác đôi khi thu hút người di cư và phụ nữ địa phương. Họ tới để tìm kiếm những thứ có thể mặc hoặc bán được.

Ngành thời trang nhanh đóng góp 2% - 8% lượng khí thải carbon của thế giới, Liên Hợp Quốc năm 2018 cho biết. Theo một bài báo trên Insider năm 2019, gần 85% sản phẩm may mặc bị vứt bỏ mỗi năm và việc sản xuất thời trang tiêu tốn một lượng lớn nước, đồng thời gây ô nhiễm sông suối. Tổ chức Ellen McArthur của Anh ước tính, mỗi giây có khoảng một xe rác quần áo bị đốt và chuyển tới bãi rác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tín hiệu vô tuyến từ một ngôi sao sắp chết sẽ như thế nào?

Tín hiệu vô tuyến từ một ngôi sao sắp chết sẽ như thế nào?

Khi những ngôi sao như Mặt trời chết đi, chúng có xu hướng phát ra tiếng thút thít chứ không phải tiếng nổ.

Đăng ngày: 25/05/2023
Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc "chia sẻ" Mặt trăng ra sao?

Cả 2 quốc gia đều đặt mục tiêu nghiên cứu xung quanh hố Shackleton gần cực nam của Mặt trăng, một vị trí thích hợp để hạ cánh và có thể chứa nước.

Đăng ngày: 25/05/2023
Phát hiện nấm mồ của trạm đổ bộ Nhật Bản trên Mặt trăng

Phát hiện nấm mồ của trạm đổ bộ Nhật Bản trên Mặt trăng

Tàu quay quanh quỹ đạo Lunar Reconnaissance của NASA phát hiện những mảnh vỡ của trạm đổ bộ tư nhân Nhật Bản hạ cánh thất bại trên Mặt Trăng hồi tháng 4.

Đăng ngày: 25/05/2023
NASA chụp cận cảnh

NASA chụp cận cảnh "mặt trăng bị tra tấn" bởi hành tinh mẹ

Tàu vũ trụ trụ Juno của NASA đã chụp được khoảnh khắc " hỏa ngục" đáng sợ của mặt trăng mang tên nữ thần Hy Lạp xinh đẹp Io.

Đăng ngày: 23/05/2023
Tìm được ngôi sao

Tìm được ngôi sao "quái vật vũ trụ" lớn gấp 10.000 lần Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian James Webb đã tìm thấy dấu vết hóa học của các ngôi sao siêu lớn, gấp 10.000 lần Mặt Trời, hình thành 440 triệu năm sau Vụ nổ lớn Big Bang.

Đăng ngày: 23/05/2023
SpaceX thử công nghệ bảo vệ bệ phóng tàu Starship

SpaceX thử công nghệ bảo vệ bệ phóng tàu Starship

SpaceX đang kiểm tra công nghệ giúp gia cố mặt bệ phóng để chịu sức mạnh khổng lồ của động cơ đẩy tên lửa Starship cất cánh.

Đăng ngày: 23/05/2023
Với sự phát triển của khoa học, liệu con người có thể du hành xuyên Dải Ngân Hà không?

Với sự phát triển của khoa học, liệu con người có thể du hành xuyên Dải Ngân Hà không?

Dải Ngân Hà là một thiên hà khổng lồ và được coi là một trong những thiên hà quan trọng nhất trong vũ trụ mà con người sinh sống.

Đăng ngày: 23/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News