Núi trên sao Hỏa cao hơn đỉnh Everest
Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã gửi vể một bức ảnh toàn cảnh ngọn núi cao 5.486m trên sao Hỏa.
Sau hơn 8 tháng thám hiểm sao Hỏa, tàu thăm dò Curiosity của NASA đã ghi được hình ảnh toàn cảnh ngọn núi Aeolis Mons cao gần 5.486m tại trung tâm vùng lòng chảo Gale Crater trên hành tinh đỏ.
Ngọn núi Aeolis Mons cao gần 5.486m trên sao Hỏa.
Với chiều cao 5.486m, Aeolis Mons vượt qua chiều cao của ngọn núi cao nhất trên Trái đất Everest và cao tương đương với Mons Huygens - ngọn núi cao nhất nhất trên Mặt trăng.
Ngọn núi Aeolis Mons, được biết đến với một tên khác là Mount Sharp, có đỉnh được được bao phủ bởi một lớp trầm tích bị xói mòn. Sườn phía dưới của ngọn Mount Sharp sẽ là điểm đến cuối cùng của tàu thăm dò Curiosity trong hành trình sao Hỏa.
Bức ảnh toàn cảnh về ngọn núi Mount Sharp được lắp ghép từ hàng chục bức ảnh được tàu thăm dò Curiosity chụp từ xa. NASA đã công bố hai phiên bản của bức ảnh. Một bức ảnh đã được chế độ ánh sáng giống trên Trái đất, trong khi bức ảnh còn lại vẫn giữ nguyên màu sắc gốc.
Tuần trước, NASA đã công bố kết quả phân tích một mẫu đá trên sao Hỏa được thu thập bởi tàu thăm dò Curiosity. Những thành phần hóa học trong mẫu đã này cho thấy rằng hành tinh đỏ có thể đã từng tồn tại môi trường thích hợp để sự sống phát triển.
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy lưu huỳnh, nitơ hyđrô, ôxy, phốt pho và carbon trong mẫu đã mà tàu thăm dò Curiosity thu được. Đây là những chất cần thiết để sự sống giống như trên Trái đất phát triển.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
