Nước Bỉ chật vật ngăn gấu mèo xâm hại lan rộng

Khoảng 15.000 con gấu mèo sinh sống ở miền nam của Bỉ đang đe dọa hệ động thực vật và có thể lây lan dịch bệnh.

Cán bộ quản lý rừng người Bỉ Thierry Petit hầu như không theo kịp những cuộc gọi nhờ xử lý gấu mèo, loài vật Bắc Mỹ bị xem như mối đe dọa với động vật hoang xã bản xứ ở châu Âu. Nhà chức trách thừa nhận đã quá muộn để xóa sổ toàn bộ quần thể hơn 50.000 con gấu mèo sinh sống ở những ngọn đồi phía nam nước Bỉ. Do đó, Bỉ có thể phải chung sống với loài xâm hại mới, đồng thời tìm cách kiểm soát số lượng của chúng và bảo vệ hệ động thực vật dễ tổn thương ở địa phương khỏi bị ăn thịt hoặc nhiễm bệnh, AFP hôm 4/9 đưa tin.


Gấu mèo là động vật ăn tạp dễ thích nghi. (Ảnh: Richard Burlton).

"Hiện nay chúng tôi không thể giải quyết tất cả yêu cầu" Petit, người làm việc ở rừng Barriere Mathieu, gần Tenneville, chia sẻ. "Chúng tôi sẽ không đến nếu có ai đó báo cáo có gấu mèo trong vườn. Chúng tôi sẽ giảm số lượng gấu mèo nếu chúng đe dọa hạc đen hoặc nhạn nâu xám".

Là động vật bản xứ ở Bắc Mỹ, gấu mèo là động vật ăn tạp nhanh nhẹn thích nghi tốt với đời sống ngoại ô và có biệt danh "gấu trúc lục rác". Gấu mèo xâm chiếm Bỉ từ hai hướng đông và tây. Một nhóm gấu mèo lan rộng từ Đức, nơi chúng theo người Mỹ du nhập vào để phục vụ thợ săn giải trí và cung cấp lông thú. Nhóm còn lại đến từ Pháp, nơi chúng định cư vào thập niên 1960 quanh căn cứ không quân Mỹ ở vùng Aisne.

"Từ khoảng năm 2005, chúng tôi bắt đầu tìm thấy dấu chân dọc đường thủy và xác gấu mèo chết do xe đâm trên đường, chứng tỏ quần thể đang phát triển. Chúng cũng sinh trưởng tốt nhờ mùa đông ôn hòa", nhà sinh vật học Vinciane Schockert chia sẻ.

Schockert nằm trong nhóm nhà nghiên cứu đang tìm cách xác định ảnh hưởng của gấu mèo lên các loài địa phương. Gấu mèo rất giỏi leo trèo và lần mò kiếm ăn, thường đột nhập vào nhà dân. Cùng với cú vàng nâu, chim lội suối thường làm tổ ở vùng đất thấp ven sông trở thành mục tiêu dễ dàng của gấu mèo.

Nhà chức trách ở vùng Wallonia phía nam của Bỉ đang lên kế hoạch đối phó gấu mèo. "Gấu mèo là một trong 5 nguyên nhân chính khiến đa dạng sinh thái xuống cấp trên khắp thế giới. Hiện nay, gấu mèo lan rộng trên khắp lãnh thổ Bỉ đến mức chúng tôi phải học cách chung sống với chúng, đồng thời tìm cách quản lý ở những nơi chúng gây ra nhiều vấn đề nhất và tránh tạo điều kiện cho chúng phân tán rộng", Celine Tellier, người đứng đầu cơ quan môi trường ở Wallonia, cho biết.

Chính quyền địa phương đang thảo luận biện phép tiêu diệt gấu mèo với các tổ chức hoạt động vì động vật. Những thợ săn trang bị súng trường thường đặt bẫy để nhử gấu mèo vào chuồng trước khi bắn chết chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Gan lì cóc tía

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này

Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Đăng ngày: 11/05/2025
Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này

Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Đăng ngày: 11/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Đăng ngày: 11/05/2025
Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?

Đăng ngày: 10/05/2025
Sư tử đực gây chú ý vì

Sư tử đực gây chú ý vì "kiểu tóc" kỳ lạ

Con sư tử với bộ bờm theo kiểu mái bằng như một "minh tinh trên thảm đỏ" tại các sự kiện đã khiến cộng đồng mạng bất ngờ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News