Nước biển ấm lên đe dọa món sushi của Nhật

Nhiệt độ nước tăng kỷ lục gần đây khiến ngư dân Nhật rơi vào cảnh thất thu do những loài thủy sinh dùng trong món sushi chết hàng loạt hoặc chuyển tới vùng biển xa.

Mỗi năm, khi tháng 7 đến gần, Norio Terada và những nông dân nuôi hàu nhấm chìm hàng trăm vỏ sò đẹp treo trên vòng dây xuống dưới mặt nước hồ Hamana. Ấu trùng màu đen nhỏ bám vào vỏ sò sẽ được thu hoạch từ phá nước mặn sau khoảng 18 tháng dưới dạng hàu trưởng thành. Nhưng đầu tiên, chúng cần phải sống sót trong môi trường ngày càng khắc nghiệt. Vài năm gần đây, thời tiết nóng lên khiến sản lượng sụt giảm, đẩy ngư dân trên khắp nước Nhật vào cảnh khó khăn, theo Los Angeles Times.

Nước biển ấm lên đe dọa món sushi của Nhật
Ngư dân nuôi hàu làm việc ở hồ Hamana tại Maisaka, Nhật Bản. (Ảnh: LA Times).

"Ngành chăn nuôi hàu có lịch sử hơn 100 năm. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi bắt gặp hàu chết nhiều tới mức này", Terada chia sẻ. Một vụ mùa đặc biệt thất thu cách đây 3 năm dẫn tới sản lượng chỉ bằng 1/10 so với thông thường.

Mối đe dọa chủ chốt là nước ấm lên, làm chững quá trình phát triển của hàu và nhiều loài thủy sinh khác khi mực oxy sụt giảm. Nhiệt độ trung bình của bề mặt đại dương trên thế giới đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8/2023, theo Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA). Nắng nóng trên biển đẩy nhiệt độ ở một số khu vực lên gần 37,8 độ C trong mùa hè năm nay. Thay đổi trong nhiệt độ nước biển cũng gây rối loạn mô hình di cư và hành vi của sinh vật sống dưới nước, kéo theo cá tráp ở ven biển Maisaka hoạt động tích cực hơn trong mùa đông và ăn những con hàu sắp trưởng thành của Terada.

Terada không phải người duy nhất chật vật với sản lượng khan hiếm. Cách đây 4 năm, Nhật là một trong những quốc gia đánh bắt cá lớn nhất thế giới với sản lượng hơn 12 triệu tấn hàng năm vào thập niên 1980. Nhưng lượng đánh bắt của Nhật giảm dần trong 10 năm qua, tụt xuống mức thấp kỷ lục là 3,85 triệu tấn vào năm 2022, thấp hơn 7,5% so với năm trước đó.

Do cá ưa khí hậu mát mẻ hơn, một số loài như cá thu đao và mực bay di chuyển ra vùng biển xa hơn, vượt ngoài tầm với của ngư dân Nhật, đặc biệt trong tình hình giá nhiên liệu tăng. Những loài thường được đánh bắt ở vùng biển phía nam Nhật Bản, như cá cam hoặc cá thu vạch tái xuất hiện ở phương bắc. Thông thường, các loài cá đó cần vận chuyển về phía nam, tới vùng quen thuộc hơn để chuẩn bị tiêu thụ.

Giá hải sản tươi tăng lên tác động tới cả người tiêu dùng Nhật và thương nhân. Hồi tháng 5, lạm phát thực phẩm ở mức cao nhất trong 47 năm, với giá cá tăng 14,8% so với năm trước và bỏ xa mức tăng 8,6% của giá thịt. "Phản ứng của hệ sinh thái đang thay đổi. Việc dự đoán loài nào sẽ gia tăng trở nên rất khó khăn", Shin-ichi Ito, giáo sư ở Viện nghiên cứu đại dương và khí hậu thuộc Đại học Tokyo, cho biết. "Ngư dân có thể thích nghi. Nhưng ngành công nghiệp thực phẩm rất khó điều chỉnh theo bởi đại đa số công ty khá nhỏ".

Năm 2021, ngành đánh bắt cá và thủy sản của Nhật cho doanh thu 9,5 tỷ USD. Năm đó, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp lên kế hoạch sản xuất ngư nghiệp trở về mức năm 2010 với 4,44 triệu tấn vào năm 2030 và thúc đẩy sinh sản ở những loài mới mang tính chiến lược như cá mú và cá cam. Cơ quan ngư nghiệp của bộ cho biết họ cũng hướng đến bù đắp tác động của biến đổi khí hậu bằng cách xúc tiến điện khí hóa phương tiện đánh bắt cá, nuôi các loài chịu nhiệt tốt và phát triển biện pháp giúp cá hồi chưa trưởng thành sống sót qua môi trường khắc nghiệt hơn.

"Chính phủ cần phải thay đổi cấu trúc ngư nghiệp theo giả định gần như không còn cá hồi hoặc cá thu đao có thể đánh bắt ở vùng biển quanh Nhật Bản", Takahisa Yamamoto, trợ lý giám đốc về hoạch định chính sách ở Cơ quan ngư nghiệp, đề cập tới hai loài cá có sản lượng đánh bắt giảm mạnh nhất trong thập kỷ qua. "Chừng nào biến đổi khí hậu còn tiếp diễn, chúng tôi không thể nghĩ ra tình huống tốt nhất".

Thay đổi trong môi trường tự nhiên không chỉ hạn chế ở nhiệt độ. Một số ngư dân than thở về những đợt thủy triều đỏ ngày càng thường xuyên, sự bùng phát của sinh vật phù du có thể đe dọa động vật biển. Biến động ở các dòng hải lưu quan trọng quanh Nhật Bản cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ nước và hoạt động của sinh vật địa phương. Nhiều người khác đổ lỗi sản lượng sụt giảm do nạn đánh bắt quá mức hoặc hệ thống lọc khiến nước biển không còn dưỡng chất thiết yếu cho sinh vật biển. Nhiều lý do đa dạng và chuỗi thức ăn phức tạp dưới nước. Một số nhà nghiên cứu do dự khi kết luận sự ấm lên toàn cầu là nguyên nhân duy nhất làm giảm sản lượng đánh bắt.

Trong khi đó, ngư dân đang áp dụng biện pháp riêng để bù đắp sản lượng kém. Cách đây vài năm, Terada và nhiều người khác bắt đầu treo lưới trên giá tre để ngăn cá tráp, kỹ thuật học từ những thị trấn nuôi thủy sản gần đó. Cách đó vài kilomet, ngư dân nuôi trai cũng thử nghiệm biện pháp tương tự, treo lưới trên các cọc ở vùng nước nông. Nhưng họ nhận thấy vật liệu quá dễ rách, khiến lưới đầy lỗ thủng. Năm nay, họ chuyển sang lưới sợi phẳng, phủ bên trên trai non thu thập quanh hồ Hamana.

Vào một buổi chiều nóng như thiêu đốt trong tháng 8, ngư dân 42 tuổi Yusuke Kawai thu lưới và kiểm tra những con trai trong tay. Nhiều con đã chết. Việc chăng lưới ngăn chặn cá tráp và sên biển hiệu quả. Nhưng Kawai cảm thấy họ đặt trai xuống nước quá muộn, khiến chúng tiếp xúc với hơi nóng buổi chiều trước khi trốn thoát bằng cách đào hang trong cát. Anh ước tính nhiệt độ nước khi đó lên tới gần 30 độ C. Cách đây một thập kỷ, trai trong hồ dồi dào đến mức du khách sẽ đến để thu hoạch. Cách đây 5 năm, trai vẫn chiếm 1/2 lượng đánh bắt hàng năm của Kawai. Nhưng qua hai năm, anh gần như không thu hoạch được gì và phải kiếm thêm bằng cách đánh bắt cá trổng và trồng rong biển.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
1 tỷ người có nguy cơ chết do biến đổi khí hậu

1 tỷ người có nguy cơ chết do biến đổi khí hậu

Các chuyên gia dự đoán số ca tử vong đáng báo động liên quan đến biến đổi khí hậu dựa theo một số quy luật, bao gồm " quy luật 1.000 tấn".

Đăng ngày: 31/08/2023
Bão số 3 SAOLA mạnh cấp 16, giật trên cấp 17 tiến vào biển Đông

Bão số 3 SAOLA mạnh cấp 16, giật trên cấp 17 tiến vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 31/8, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông.

Đăng ngày: 31/08/2023
Bão SAOLA giật cấp siêu bão 17, hướng vào Biển Đông

Bão SAOLA giật cấp siêu bão 17, hướng vào Biển Đông

Bão SAOLA hiện có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15-16 (167-201 km/giờ), giật trên cấp 17 (cấp siêu bão), đang di chuyển hướng vào Biển Đông với tốc độ 10-15 km/giờ

Đăng ngày: 30/08/2023
Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Khí hậu trên Trái đất thường có tính thay đổi và lặp lại theo chu kỳ và do đó thế giới trong tương lai có thể sẽ có khi hậu giống như trong thời đại khủng long.

Đăng ngày: 29/08/2023
Nước phóng xạ đổ ra Thái Bình Dương thế nào?

Nước phóng xạ đổ ra Thái Bình Dương thế nào?

Nhà máy Fukushima Daiichi hòa loãng nước thải phóng xạ đã xử lý bằng nước biển trước khi xả xuống Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 29/08/2023
Một quần đảo thuộc Mỹ đang bị Trái đất “nuốt” dần

Một quần đảo thuộc Mỹ đang bị Trái đất “nuốt” dần

Quần đảo Samoa thuộc Mỹ có thể là minh chứng rõ ràng cho quá trình " kiến tạo mảng" của Trái đất, mà theo lý thuyết từng khiến cho các lục địa nhiều lần hợp lại rồi lại tách ra.

Đăng ngày: 28/08/2023
Một quần đảo thuộc Mỹ đang bị Ttrái đất “nuốt” dần

Một quần đảo thuộc Mỹ đang bị Ttrái đất “nuốt” dần

Quần đảo Samoa thuộc Mỹ có thể là minh chứng rõ ràng cho quá trình " kiến tạo mảng" của Trái đất, mà theo lý thuyết từng khiến cho các lục địa nhiều lần hợp lại rồi lại tách ra.

Đăng ngày: 28/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News