Nước biển ấm lên làm thoái hóa các rừng tảo bẹ

Các rừng tảo bẹ trên toàn thế giới đang thoái hóa do nhiệt độ đại dương tăng. Một nhóm các nhà nghiên cứu New Zealand đang nỗ lực khôi phục môi trường sống quý giá này.

Theo một nghiên cứu của Đại học Otago công bố trên tạp chí quốc tế PLoS ONE ngày 9/12, rừng tảo bẹ là một trong những hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và sinh sản nhiều nhất trên hành tinh. Tuy nhiên, trong khoảng từ 50 - 100 năm qua, nhiều dải rừng tảo bẹ đã mất đi và nhiều rừng tảo bẹ còn lại đang trong tình trạng suy thoái.

Nước biển ấm lên làm thoái hóa các rừng tảo bẹ
Các rừng tảo bẹ trên toàn thế giới đang thoái hóa do nhiệt độ đại dương tăng. (Ảnh: daily.jstor.org)

Rừng tảo bẹ có thể hấp thu một lượng lớn CO2 trong nước biển. Tuy nhiên, nhiệt độ đại dương tăng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sôi của loài thực vật biển này. Các nhà nghiên cứu New Zealand đã thực hiện nghiên cứu mô phỏng đáy đại dương, qua đó nhận thấy rằng tại các vùng biển có nhiệt độ ấm hơn, tảo bẹ tạo ra nhiều bào tử hơn, nhưng số bào tử "định cư" ở đáy đại dương ít hơn, hoặc nếu có "định cư" thì cũng phát triển chậm hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Otago đang thực hiện một dự án nhằm khôi phục các rừng tảo bẹ ở biển.

Tảo bẹ được tìm thấy ở đáy đại dương từ Đảo Bắc cho đến các đảo cận Nam Cực và là môi trường sống chính của nhiều loài sinh vật biển có tầm quan trọng về văn hóa, giải trí và thương mại.

Mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand là tìm hiểu tác động của nhiệt độ nước biển tăng đối với giai đoạn phát triển ban đầu của tảo bẹ.

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Duong Le thuộc Khoa Hải dương học của Đại học Otago nói: “Nghiên cứu này cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của tảo bẹ trong giai đoạn đầu phát triển, và giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những thay đổi trong quá khứ cũng như chiều hướng trong tương lai của hệ sinh thái rừng tảo bẹ ở New Zealand”.

Trong khi đó, đồng tác giả Mathew Desmond, cũng thuộc Khoa Hải dương học của Đại học Otago, cho biết nghiên cứu này góp phần nâng cao hiểu biết về tảo bẹ và hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn và khôi phục loài này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm Nam Cực bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không tiệt chủng

Loài tôm Nam Cực bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không tiệt chủng

Tính đến hiện tại, tôm Nam Cực “tự tin” đảm bảo rằng chúng không bị ăn hết.

Đăng ngày: 12/12/2022
Phát hiện kỳ thú về các sát thủ đại dương: Bơi mỏi rồi, cá mập chuyển sang

Phát hiện kỳ thú về các sát thủ đại dương: Bơi mỏi rồi, cá mập chuyển sang "đi bộ" dưới đáy biển

Loài cá mập miệng bản lề có khả năng uốn cong vây để “đi bộ" và tìm kiếm thức ăn dưới đáy biển.

Đăng ngày: 09/12/2022
Cận cảnh 5 loài động vật kỳ lạ nhất được tìm thấy ở Nam Cực

Cận cảnh 5 loài động vật kỳ lạ nhất được tìm thấy ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 09/12/2022
Các nhà nghiên cứu phát hiện nghĩa địa cá mập dưới đáy Ấn Độ Dương

Các nhà nghiên cứu phát hiện nghĩa địa cá mập dưới đáy Ấn Độ Dương

Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu RV Investigator phát hiện số lượng lớn hóa thạch của cá mập dưới đáy biển thông qua sử dụng lưới vét.

Đăng ngày: 08/12/2022
Cá đuối thể hiện kỹ năng chơi bóng tuyệt đỉnh

Cá đuối thể hiện kỹ năng chơi bóng tuyệt đỉnh

Đoạn video vui cho thấy cá đuối yêu bóng đá thể hiện kỹ năng chơi bóng trong thủy cung ở London, Anh.

Đăng ngày: 07/12/2022
Những sinh vật sống được ở nơi có áp suất tương đương với 48 máy bay phản lực

Những sinh vật sống được ở nơi có áp suất tương đương với 48 máy bay phản lực

Dù sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như rãnh đại dương sâu nhất, nhưng những sinh vật này vẫn phát triển tốt.

Đăng ngày: 07/12/2022
Cá mập cực hiếm đấu tay đôi giành bạn tình trong vùng nước tối

Cá mập cực hiếm đấu tay đôi giành bạn tình trong vùng nước tối

Cặp đôi cá mập xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển New England trong cuộc chạm trán hiếm thấy để giành bạn tình.

Đăng ngày: 06/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News