Nước biển dâng và nguy cơ ngập lụt lớn trên thế giới
Nước biển bị tác động bởi thay đổi khí hậu dâng lên đúng như suy đoán trước nay, khoảng 2,6% dân số toàn cầu (177 triệu người) đang sống ở nơi có nguy cơ ngập lụt thường xuyên.
>>> Nước biển dâng cao đe dọa đa dạng sinh học TBD
Một phần tư số dân Việt Nam (23 triệu) sống ở những vùng có khả năng bị lụt thường xuyên vào cuối thế kỷ này. 4% dân Trung Quốc (50 triệu người) sống ở những nơi có cùng nguy cơ. 12,8 triệu dân Nhật có nguy cơ đối mặt thường xuyên với lũ... Khắp toàn cầu, cứ 40 người có khoảng một người sống ở nơi có khả năng hứng chịu tình trạng lụt lội thường xuyên vào cuối thế kỷ này, trừ khi có những thay đổi quan trọng.
Những con số trên đây là kết quả của một phân tích mới về mực nước biển và nguy cơ lụt lội trên thế giới, do Trung tâm Khí hậu tiến hành dựa trên các dữ liệu chi tiết hơn trước đây về mực nước biển. Phân tích mới đưa ra những dự báo cho từng quốc gia về số dân có nguy cơ thường xuyên hứng chịu lũ lụt.
Theo đó, trên toàn cầu, 8/10 nước lớn bị tác động nhiều nhất nằm ở châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Hà Lan là nước dễ tổn thương nhất, hơn 40% lãnh thổ bị nguy hiểm, nhưng nó cũng có hệ thống đê điều tiên tiến nhất thế giới, điều đó có nghĩa là trên thực tế rủi ro của họ thấp hơn nhiều.
Một số quốc gia ở châu Á có thể chọn cách cạnh tranh với hệ thống này của Hà Lan trong những thập kỷ tới, nhưng hầu hết những nước bị ảnh hưởng trong khu vực lại không giàu và họ sẽ phải gắng hết sức mới có thể làm được.
Phân tích cũng cung cấp thêm nhiều bằng chứng rằng các nước thải ra nhiều khí carbon nhất, không nhất thiết phải hứng chịu tác động của thay đổi khí hậu. Mỹ - một trong những nhà thải khí lớn nhất tính theo đầu người và về phương diện lịch sử, cũng là nhà thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất - đứng hàng thứ 34 trong danh sách những quốc gia có nguy cơ bị ngập lụt thường xuyên nhất, một vị trí nằm giữa Ấn Độ và Madagascar. Tỷ lệ dân Mỹ được cho là có khả năng chịu ngập lụt thường xuyên (khoảng 1%) có vẻ nhỏ, nhưng nó vẫn chiếm khoảng 3,1 triệu người, nhiều hơn cả số dân ở Chicago và Minneapolis gộp lại.
Mặt khác, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về cả khí thải hiện nay và số dân lớn nhất có nguy cơ chịu lũ lụt.
Climate Central, một cơ quan tin tức và nhóm nghiên cứu, đã tung ra những phân tích mới này khi Liên hiệp quốc đang tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh về thay đổi khí hậu. Các nhà khoa học về khí hậu dự đoán ngập lụt tăng lên khi ấm lên toàn cầu làm tan chảy băng tuyết và làm mở rộng khối lượng đại dương. Phân tích định nghĩa lũ lụt thường xuyên là một trận lụt xảy ra ít nhất một lần trong ba năm.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
