Nước biển sẽ dâng 20m nếu băng Trái đất tan
Mực nước biển sẽ tăng 10 đến 20m khi tất cả băng trên hành tinh tan chảy và quá trình này là không tránh khỏi, ngay cả khi con người thành công trong việc khống chế được nhiệt độ của hành tinh không vượt qua ranh giới 2 độ C.
>>> Mất 40% đồng bằng Cửu long nếu nước biển dâng một mét
Đó là kết luận của nhóm chuyên gia quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC), công bố trên Tạp chí Geology.
Trưởng nhóm nghiên cứu, thành viên của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) là Richard Lane viết trên trang mạng của NSF: "Dù hành tinh ở tình trạng thiên nhiên về lượng khí cacbonic trong khí quyển, nhiệt độ thì mức nước Thái Bình dương cũng sẽ cao hơn hiện nay đến 20m”.
Mực nước biển sẽ dâng 20m nếu như băng trên Trái
đất tan chảy hoàn toàn và điều này là không tránh khỏi.
Các nhà khoa học Mỹ và New Zealand so sánh quá trình diễn biến khí hậu với những gì đã xảy ra trên hành tinh trong kỷ Pliocene muộn (tức cuối thời kỳ thứ ba của Lịch sử Trái đất, cách nay từ 2,7 đến 3,2 triệu năm), khi lượng khí nhà kính trong khí quyển và nhiệt độ Trái đất tương tự ngày nay.
Từ kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã kết luận, ở kỷ nguyên chúng ta mực nước đại dương dâng lên là điều không thể tránh khỏi. Hiện tượng này xảy ra là do dự trữ nước sẽ được giải phóng do băng tại Greenland và Nam cực tan chảy. Các tác giả cũng cho biết thêm quá trình này sẽ kéo dài hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.
Ông Richarrd Lane còn nói: "Khi lượng băng ở Greenland và Nam Cực tan thành nước tràn toàn bộ ra đại dương, thế giới sẽ có bộ mặt khác hẳn. Trên 70% dân cư trên Trái đất buộc phải di dời đến nơi ở khác hoặc sẽ bị chìm trong nước biển”.
Nhóm chuyên gia quốc tế về biến đổi khí hậu thành lập năm 1988 dưới sự bảo trợ của Tổ chức môi trường LHQ (UNEP) và Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) để đánh giá những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầy do con người gây ra. Theo đánh giá của IPCC, khi nhiệt độ trung bình tăng lên 2 độ C sẽ gây ra một sự biến chuyển các hệ thiên nhiên qua một ngưỡng mới.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.
