Nước chảy trên sao Hỏa - phát hiện làm thay đổi nhận thức vũ trụ

Phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa là một bước đột phá quan trọng, làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được.

Phát hiện có nước trên sao Hỏa - Phát hiện gây chấn động thế giới

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 28/9 tuyên bố sao Hỏa tồn tại dòng nước mặn chảy trên bề mặt, mở ra nhiều hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh đỏ.

Cách đây rất lâu, "sao Hỏa cổ đại được bao phủ bởi một bầu khí quyển rộng lớn, cùng với đại dương có kích thước bằng 2/3 bán cầu Bắc, sâu khoảng 1.609km", Jim Green, giám đốc ban khoa học hành tinh của NASA cho biết. Sau một thảm họa không rõ nguyên nhân, "khí hậu sao Hỏa thay đổi mạnh mẽ, nước trên bề mặt dần biến mất".

Năm 2008, giới khoa học khẳng định trên sao Hỏa tồn tại nước đóng băng, bao gồm ở cả hai cực. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất từ tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa (MRO) tiết lộ, bề mặt hành tinh đỏ cũng chứa nước lỏng, tạo cơ hội cho một số dạng sống hình thành và phát triển. Các dấu vết muối ngậm nước, sườn đồi dốc bị xói mòn là hệ quả của dòng nước muối chảy trên bề mặt sao Hỏa trong mùa nóng, sau đó đóng băng và biến mất trong mùa lạnh.

"Sao Hỏa không phải là hành tinh khô cằn như chúng ta từng nghĩ", Green nói.

Theo Mary Beth Wilhelm thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames (NASA), phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được. Nước tinh khiết chắc chắn sẽ không ổn định trong khí quyển khắc nghiệt của sao Hỏa, đó là lý do nước muối có khả năng cao tồn tại dưới dạng đóng băng hoặc bị bốc hơi trong thời gian chuyển mùa nóng lạnh ở đây.


Dòng nước chảy theo mùa trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA).

Các nhà khoa học từng phát hiện nước trên bề mặt sao Hỏa, đóng băng ở hai cực của nó. Tuy nhiên, họ vẫn không dám chắc về nguồn gốc của nước bề mặt. Wilhelm cho biết, bà rất lạc quan vì dữ liệu mới sẽ cung cấp cho các nhà khoa học "cơ hội tuyệt vời để tìm thấy đúng chỗ nguồn nước trên sao Hỏa" mà con người có thể sử dụng, thậm chí là dấu hiệu sự sống tồn tại trong muối, chất lỏng và hơi ẩm có trong khí quyển sao Hỏa.

"Nước trên sao Hỏa sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng trong tương lai, dành cho những chuyến thám hiểm của con người tới hành tinh này", Wilhelm nói.

NASA và những cơ quan vũ trụ khác đang đau đầu tìm cách cung cấp đủ nước cho con người trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa. Cần tới 10.000 USD chi phí nhiên liệu cho 0,45kg nước gửi lên vũ trụ, do đó, nếu có nước sẵn trên vũ trụ, sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu và NASA đang tìm kiếm nước trên các tiểu hành tinh, hy vọng một ngày gần đây có thể khai thác nước từ lớp vỏ tiểu hành tinh rồi chở tới Mặt Trăng hoặc sao Hỏa. Mặc dù vậy, khai thác tiểu hành tinh vẫn còn mất nhiều năm nữa mới thực hiện được.

Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi NASA đưa con người lên quỹ đạo sao Hỏa năm 2030, nhằm chuẩn bị cho việc đổ bộ sao Hỏa. Một chuyến đi vòng quanh quỹ đạo sao Hỏa mất ít nhất ba năm, do đó, việc phát hiện nước lỏng trên sao Hỏa là bước quan trọng trong nhiệm vụ thăm dò hành tinh đỏ.

NASA đang lên kế hoạch khảo sát các tiểu hành tinh gần sao Hỏa, hy vọng tìm ra dạng sống kích thước hiển vi tồn tại. Vì thế, không có lẽ chúng lại không có mặt ở sao Hỏa - hành tinh từng có đại dương và khí quyển.

"Sự tồn tại của nước lỏng cho thấy khả năng có sự sống trên sao Hỏa, và nếu có, chúng ta có thể tìm hiểu cách chúng sống sót", John Grunsfeld, phi hành gia thuộc Ban chỉ đạo Nhiệm vụ Khoa học của NASA, nói. "Có tồn tại sự sống ngoài hành tinh không, không còn là câu hỏi trừu tượng nữa, mà giờ đây đã trở thành câu hỏi cụ thể con người trả lời được".

Dòng chảy của nước theo mùa trên sao Hỏa:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News