Nước dập được lửa vậy mà tại sao vẫn có núi lửa phun trào dưới lòng đại dương?

Nghe núi lửa dưới lòng đại dương cứ hơi sai sai nhỉ, nhưng vì sao núi lửa hình thành và phun trào được dưới biển chứ? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ đấy!

Các hòn đảo với biển xanh cát trắng như Hawaii vốn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch. Nhưng ẩn sâu dưới lòng biển lại có những ngọn núi lửa. Vậy tại sao núi lửa lại có thể hình thành dưới nước?

Núi lửa dưới biển hiếm hơn núi lửa trên cạn nhưng lại là những núi lửa hoạt động tích cực và mạnh nhất. Theo thống kê, gần 75% lượng magma hàng năm trên Trái đất đến từ các núi lửa dưới biển.

Nước dập được lửa vậy mà tại sao vẫn có núi lửa phun trào dưới lòng đại dương?
Núi lửa dưới biển hiếm hơn núi lửa trên cạn.

Rất khó để các nhà địa chất có thể nắm bắt được hoạt động và tình trạng của những núi lửa này vì chúng ẩn sâu hàng nghìn mét dưới đại dương.

Họ phải nghiên cứu dựa vào các mảnh vụn hay những hòn đá sau khi núi lửa phun trào. Cách này giúp họ biết được nhiệt lượng và hóa chất trong núi lửa dưới biển đã hoạt động như thế nào.

Nước dập được lửa vậy mà tại sao vẫn có núi lửa phun trào dưới lòng đại dương?
Núi lửa phun trào trong lòng đại dương.

Theo các nhà địa chất học, nguyên tắc của sự hình thành núi lửa dưới biển hay trên cạn đều giống nhau. Chúng được hình thành khi các mảng kiến ​​tạo (mảng đại dương hoặc mảng lục địa) va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra.

Sự va chạm của các mảng kiến ​​tạo bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như lực quay của Trái đất, lực thủy triều, lực hấp dẫn của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời.

Khi hội tụ lại với nhau, mảng kiến tạo nặng hơn sẽ trượt xuống dưới mảng nhẹ hơn nên tạo thành một rãnh giữa hai mảng kiến tạo. Những tảng đá mắc kẹt trong rãnh này dần tan chảy, tạo điều kiện cho dung nham dâng lên tạo thành các điểm nóng.

Nước dập được lửa vậy mà tại sao vẫn có núi lửa phun trào dưới lòng đại dương?
Dung nham tích tụ đến miệng núi lửa và cuối cùng là phun trào trong nước.

Trường hợp thứ hai là khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau do áp lực nước và dòng đối lưu. Sự tách rời nhau của các mảng kiến tạo vô tình tạo ra khoảng trống giữa chúng, giúp cho dung nham bên dưới có cơ hội di chuyển đến các vết nứt này.

Theo thời gian, dung nham tích tụ đến miệng núi lửa và cuối cùng là phun trào trong nước. Tuy nhiên, do miệng núi lửa bị bao quanh bởi nước và áp lực nước nên ngay khi phun trào, dung nham sẽ bị đông nguội, hay còn gọi là dung nham gối hoặc đá magma.

Nước dập được lửa vậy mà tại sao vẫn có núi lửa phun trào dưới lòng đại dương?
Trải qua hàng triệu năm, các lớp đá magma này có thể hình thành "đảo" núi lửa.

Đây chính là điểm đặc biệt của những ngọn núi lửa dưới đại dương. Dần dần, các lớp đá magma kiên cố chồng lên nhau và hình thành một ngọn núi. Trải qua hàng triệu năm, các lớp đá magma này có thể hình thành "đảo" núi lửa.

Những hòn đảo lớn như đảo Hawaii nằm trong Thái Bình Dương được hình thành nhờ những điểm nóng và đá magma. Chúng đã phải trải qua sự hoạt động mạnh mẽ của những núi lửa dưới biển để thành những hòn đảo như ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngư dân Thanh Hóa bắt được cá hố

Ngư dân Thanh Hóa bắt được cá hố "khủng" dài hơn 4 mét, nặng gần 1 tạ?

Mới đây, một thành viên có tên Đ.X.Q chia sẻ lên MXH về hình ảnh một chuyến đánh cá đêm của cha mình và có "chiến lợi phẩm" lạ mắt.

Đăng ngày: 25/05/2018
Lần đầu ghi hình được

Lần đầu ghi hình được "bóng ma biển sâu"

Đây là hình ảnh đầy đủ đầu tiên về "bóng ma ngoài hành tinh". Trước đây, loài người chỉ có thể ngắm nhìn nó qua một mẫu vật không đầy đủ thu thập được năm 1966.

Đăng ngày: 25/05/2018
Phát hiện khu

Phát hiện khu "rừng san hô" bí ẩn hơn 1000 tuổi, sâu 2.300m dưới đáy biển

Đại dương luôn ẩn chứa mà con người luôn phải khám phá. Bởi, chúng ta mới chỉ có thể khám phá khoảng 5% bí mật dưới đại dương.

Đăng ngày: 25/05/2018
Hai loài cá heo

Hai loài cá heo "kịch chiến" trên biển khiến nhà khoa học bối rối

Theo tờ Iflscience, nhiếp ảnh gia Alister Kemp và Jamie Muny đã chụp lại hai vụ tấn công xảy ra giữa cá heo mũi chai và cá heo cảng ở vịnh Moray Firth, Scotland.

Đăng ngày: 22/05/2018
Quái ngư răng nhọn dạt vào bãi biển Mexico

Quái ngư răng nhọn dạt vào bãi biển Mexico

Beatriz Morales Acuna, cư dân địa phương, phát hiện xác sinh vật lạ ở bãi biển thuộc thành phố Mazatlan phía tây Mexico, Sun hôm 18/5 đưa tin.

Đăng ngày: 22/05/2018
Đây là cuộc đời đầy trái ngang của loài hoàng đế biển Alaska

Đây là cuộc đời đầy trái ngang của loài hoàng đế biển Alaska

Vào thời hoàng kim trước thập niên 80, ngư dân săn được rất nhiều con cua hoàng đế đỏ và xanh nặng tới 7-8kg. Còn kích cỡ trung bình hiện nay chỉ đạt mức 3-5kg mà thôi.

Đăng ngày: 18/05/2018
Bạch tuộc là

Bạch tuộc là "con lai" của sinh vật ngoài hành tinh?

Hơn 540 triệu năm trước, trái đất xuất hiện bước nhảy vọt tiến hóa bí ẩn mà các nhà khoa học gọi là "vụ nổ Cambrian".

Đăng ngày: 16/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News