Nước mũi có máu, nguyên nhân do đâu?
Nước mũi có máu có thể chỉ do những tổn thương nhẹ bên trong mũi gây ra, tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nghiêm trọng hơn sau đây mà bạn cần chú ý.
Vì sao nước mũi có máu?
1. Các bệnh liên quan đến mũi
- Tổn thương ở mũi: Nguyên nhân có thể do mũi bị khô khi thời tiết lạnh, xì mũi quá mạnh hoặc mũi gặp chấn thương gây chảy máu.
- Viêm mũi dị ứng: Người bệnh có thể bị hắt hơi, sổ mũi, nước mũi có thể lẫn cả máu, ho … do cơ thể tiếp xúc phải các dị nguyên gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật … Viêm mũi dị ứng ra máu là bệnh thường gặp trong mùa xuân.
- Viêm mũi họng xuất tiết: Các triệu chứng khi bị viêm mũi họng xuất tiết gồm hắt hơi, chảy nước mũi trong, thường xuyên ngạt tắc mũi, khó thở … Với các trường hợp nặng bệnh nhân sẽ bị phù nề niêm mạc mũi, trong dịch mũi có máu tươi, mất khả năng ngửi, …
- Viêm đa xoang: Bệnh nhân bị viêm đa xoang thường có các biểu hiện như mũi thường xuyên bị chảy dịch có thể đặc hoặc loãng, mùi tanh hôi. Dịch mũi màu vàng hoặc xanh, đôi khi có thể lẫn máu.
- Polyp mũi: Bệnh khiến bệnh nhân bị biến dạng mũi do sự xuất hiện các khối u tăng sinh ở niêm mạc mũi hay các hốc xoang. Bên cạnh đó bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như ngạt mũi, nước mũi có máu, đau đầu, ù tai, suy giảm thính lực.
- Ung thư mũi xoang: Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình là đau mặt âm ỉ, sốt, chảy dịch mũi màu vàng có lẫn máu. Đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
- Nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp: Bạn có thể xì mũi ra máu do nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Thường xuyên xì mũi, hắt hơi hoặc ho do các tình trạng hô hấp có thể khiến các mạch máu bị vỡ. Bạn có thể bị nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh thông thường, dị ứng, viêm xoang hoặc tình trạng sức khỏe khác.
- Khối u trong mũi: Mặc dù rất hiếm, nhưng xì mũi ra máu có thể do một khối u trong mũi. Các triệu chứng khác của khối u trong mũi bao gồm: Đau quanh mắt, nghẹt mũi mà dần dần trở nên tồi tệ hơn
Nước mũi có máu cảnh báo nhiều bệnh nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)
2. Tác động bên ngoài
- Thời tiết khô lạnh: Thời tiết khô lạnh có thể làm tổn thương các mạch máu mũi vì không có đủ độ ẩm trong mũi. Tình trạng khô mũi cũng có thể làm chậm quá trình phục hồi của các mạch máu bị vỡ và dẫn đến nhiễm trùng mũi. Điều này có thể gây xì mũi ra máu thường xuyên.
- Ngoáy mũi: Ngoáy mũi có thể làm tổn thương các mạch máu trong cơ quan này. Đặc biệt ở trẻ em, ngoáy mũi là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi.
- Vật thể lạ trong mũi: Bạn cũng có thể bị chấn thương mũi và mạch máu nếu có vật lạ trong mũi. Nguyên nhân này cũng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, vì chúng có thể đưa bất cứ đồ vật nào vào mũi. Đầu của dụng cụ xịt mũi cũng có thể bị kẹt trong mũi. Theo nghiên cứu, 5% người tham gia, sử dụng thuốc xịt steroid trị viêm mũi dị ứng và không dị ứng, đều bị chảy máu mũi trong hai tháng.
- Tiếp xúc với chất hóa học: Các mạch máu trong mũi có thể bị tổn thương do sử dụng các loại thuốc như cocaine hoặc tiếp xúc với các hóa chất như amoniac.
- Thuốc: Bạn có thể bị xì mũi ra máu do một số loại thuốc. Các loại thuốc làm loãng máu như aspirin, warfarin và các loại khác ảnh hưởng đến khả năng đông máu và có thể dẫn đến chảy máu khi xì mũi.
3. Các tình trạng bệnh khác
- Cấu trúc mũi bất thường: Cấu trúc mũi bất thường có thể làm bạn xì mũi ra máu. Các tình trạng cụ thể gây chảy máu mũi như lệch vách ngăn, lỗ trên vách ngăn, gai xương hoặc gãy mũi. Ngoài ra, những tình trạng này còn khiến mũi không đủ độ ẩm, dẫn đến chảy máu.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật ở mũi: Bất kỳ chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật vào mũi hoặc mặt có thể gây chảy máu khi bạn xì mũi.
- Ngoài ra hiện tượng dịch mũi có máu cũng có thể do một số bệnh lý về tim mạch hoặc ung thư máu. Nước mũi có máu khi mang thai cũng là một hiện tượng thường gặp.
Chấn thương ở mũi dễ gây ra tình trạng nước mũi có máu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nước mũi có máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đa phần dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm cần có sự can thiệp và chữa trị kịp thời để tránh mất máu, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Vì vậy cần chú ý, nếu xuất hiện máu trong dịch mũi kèm theo các biểu hiện bất thường khác như:
- Diễn ra với tần suất liên tục
- Đau đầu, đau sau gáy, đau trong hốc mắt
- Ù tai
- Sốt
- Nôn mửa
- Nhạy cảm với ánh sáng…
Loading...
TIN CŨ HƠN

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.
Đăng ngày: 20/02/2025

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.
Đăng ngày: 19/02/2025

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.
Đăng ngày: 18/02/2025

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.
Đăng ngày: 14/02/2025

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
Đăng ngày: 11/02/2025

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.
Đăng ngày: 10/02/2025

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.
Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm