Nước thải phát sáng trong vũ trụ
Nhiều nhà thiên văn nghiệp dư nhìn thấy vệt sáng lấp lánh trên bầu trời vào tối 9/9. Ban đầu họ nghĩ đó là một sự kiện thiên văn bí ẩn, nhưng thực ra vệt sáng chỉ là nước thải của các phi hành gia trong tàu Discovery.
Nhiều người ở Bắc Mỹ đã nhìn thấy vệt sáng. Một số người gửi những bức ảnh về nó tới trang web mang tên SpaceWeather.com.
Abe Megahed, một người sống tại Madison, bang Wisconsin, Mỹ, chụp được vệt sáng vào 21h40 phút tối 9/9. Anh viết: “Tôi đang quan sát tàu con thoi và ISS thì nhìn thấy một vệt sáng lớn và cong. Đó có thể là cái gì ? Tên lửa đẩy của tàu? Một sao chổi ?”.
![]() |
Phi hành gia Rick Sturkow làm việc trên Trạm không qian quốc tế vào ngày 6/9. (Ảnh: Reuters) |
Theo Space, ngày 8/9, tàu con thoi Discovery rời khỏi Trạm không gian quốc tế (ISS) để chuẩn bị trở về trái đất vào hôm sau. Tuy nhiên, chuyến bay bị hoãn lại vì bão. Do không còn kết nối với ISS nên các nhà du hành không thể đưa nước thải (trong đó có nước tiểu) sang ISS để xử lý như trước. Ngày 10/9, phi công Kevin Ford buộc phải hất nước tiểu và các loại nước thải khác trong tàu ra ngoài không gian.
Theo Kylie Clem, nữ phát ngôn viên của NASA, do lượng nước mà Ford đổ ngoài không gian quá lớn (khoảng 68 kg) nên người dưới mặt đất có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ nước bằng kính thiên văn.
“Các nhà du hành không được phép đổ nước thải ra ngoài không gian khi tàu con thoi đang kết nối với ISS bởi hành động đó có thể làm hỏng phòng thí nghiệm Kibo”, Clem viết trong một bức thư điện tử dành cho Space.
![]() |
Phi hành gia Rick Sturkow làm việc trên Trạm không qian quốc tế vào ngày 6/9. (Ảnh: Reuters) |
Kibo là phòng thí nghiệm vũ trụ do Nhật Bản chế tạo để đưa lên ISS. Nó cho phép con người thực hiện những thí nghiệm khoa học trong không gian.
Clem khẳng định việc con người trên địa cầu nhìn thấy nước thải trên vũ trụ không phải chuyện hiếm. Khi bị hất khỏi tàu, nước biến thành các tinh thể băng nhỏ li ti do nhiệt độ trong không gian khá thấp. Sau đó ánh sáng mặt trời chiếu tới khiến các tinh thể băng phản xạ ánh sáng và biến thành hơi nước.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
