"Nuốt lưỡi" khi va chạm mạnh nguy hiểm thế nào?

Khi bị va chạm mạnh, khối cơ lưỡi ở người tụt xuống, gây nghẹt đường thở, cản trở hô hấp, gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo bác sĩ Vũ Tưởng Lân, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, bình thường con người không thể tự nuốt lưỡi. Nguyên do là trong miệng người có một bộ phận hình chữ thập, được gọi là thắng lưỡi hay hãm lưỡi. Thắng lưỡi liên kết đáy lưỡi với sàn miệng và cố định lưỡi tại đó. Vì vậy, lưỡi vẫn chỉ ở đáy miệng và bạn không bao giờ tự nuốt được lưỡi của mình.

Nuốt lưỡi khi va chạm mạnh nguy hiểm thế nào?
Trọng tài hỗ trợ cầu thủ sau pha va chạm trong một trận bóng, để ngăn tụt lưỡi. (Ảnh: Đức Đồng).

Khi người bị va chạm mạnh, hệ thống cơ lưỡi không hoạt động theo cơ chế thông thường, lưỡi sẽ tụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có thể gây trào dịch bao tử vào phổi, cản trở đường hô hấp. Nạn nhân rơi vào tình trạng thiếu ôxy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Y khoa gọi là hiện tượng tụt lưỡi hay tụt khối cơ lưỡi, nuốt lưỡi.

Trong trường hợp này, nguyên tắc xử trí cơ bản nhất là lập tức phải khai thông đường thở nạn nhân bằng cách cho nằm nghiêng, tránh cho khối cơ lưỡi tụt ra phía sau, nhất là với người đang có rối loạn ý thức. 

Có thể ngáng miệng nạn nhân bằng những vật dụng mềm như băng gạc, vải..., tránh dùng thìa hay đồng xu dễ gây tổn thương răng, hàm...

Tuyệt đối không dùng ngón tay đưa vào trong miệng người đang lên cơn co giật để cố định lưỡi. Theo bác sĩ Lân, lực cắn của con người khoảng từ 150 đến 200 PSI (pound per square inch - chỉ số đo áp suất), gần bằng 105.000-140.000 kg (lực)/m2. Do đó, dùng tay để cạy miệng nạn nhân trong khi họ đang co giật có thể khiến bạn bị cắn, thậm chí bị nghiến đứt gân ngón tay nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn người sơ cứu.

Khi sơ cứu, không nên hô hấp nhân tạo bởi người bệnh dễ bị sặc. Không đưa đồ ăn, thức uống cho nạn nhân, không giữ chặt miệng và không cho bất kỳ thứ gì vào trong miệng người bệnh. 

Trong các tình huống va chạm mạnh, cũng cần lưu ý đến chấn thương cột sống cổ ở nạn nhân. Nếu không có chuyên môn, xử lý không khéo có thể khiến tình trạng nặng hơn. Người sơ cứu cần phải bảo vệ và nẹp cố định cột sống cổ người bệnh, hoặc sử dụng vật dụng y tế để bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Từng cắt dạ dày, bị lao phổi, vợ chồng bác sĩ sống khỏe tới 80 tuổi nhờ 2 thứ này

Từng cắt dạ dày, bị lao phổi, vợ chồng bác sĩ sống khỏe tới 80 tuổi nhờ 2 thứ này

Một cặp vợ chồng danh y đã duy trì 2 nguyên tắc dưỡng sinh trong hơn 20 năm. Họ vốn yếu ớt nhưng đã trở nên khỏe mạnh, tươi trẻ. Bí quyết đơn giản ai cũng có thể thực hiện được.

Đăng ngày: 06/05/2019
Chứng bệnh quái gở khiến danh họa Leonardo da Vinci phải ngừng vẽ tranh

Chứng bệnh quái gở khiến danh họa Leonardo da Vinci phải ngừng vẽ tranh

Một nghiên cứu mới tại Italy cho thấy thiên tài ở thế kỷ 16 có tổn thương thần kinh khiến khả năng vẽ bị cản trở.

Đăng ngày: 06/05/2019
Sự thật về

Sự thật về "hội chứng cơm chiên!

Ước tính 63.000 người Mỹ bị ngộ độc mỗi năm do Bacillus cereus, loài vi khuẩn gây ra hội chứng cơm chiên.

Đăng ngày: 04/05/2019
Làm điều này 2 tháng sẽ tăng 32% nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Làm điều này 2 tháng sẽ tăng 32% nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Tạp chí khoa học European Heart Journal vừa công bố nghiên cứu quy mô lớn phối hợp giữa Đại học Tulane và Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan (Mỹ), chỉ ra việc liên tục uống kháng sinh trong 2 tháng sẽ làm tăng nguy cơ đột qụy, nhồi máu cơ tim ở phụ nữ.

Đăng ngày: 04/05/2019
Loại thuốc ức chế virus HIV lây truyền qua đường tình dục

Loại thuốc ức chế virus HIV lây truyền qua đường tình dục

Người dương tính với HIV dùng thuốc kháng virus ART để ngăn lây nhiễm cho bạn tình.

Đăng ngày: 04/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News