Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm

Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái đất gia tăng đang gây ra "mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".

Trong loạt bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà thiên văn học quốc tế cho biết số lượng vệ tinh trên quỹ đạo thấp của Trái đất đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2019 khi công ty SpaceX của Mỹ tiến hành vụ phóng "chùm vệ tinh" quy mô lớn lần đầu tiên gồm hàng nghìn vệ tinh.

Ô nhiễm ánh sáng đe dọa quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm
Tình trạng ô nhiễm ánh sáng gia tăng đe dọa hoạt động thiên văn. (Ảnh minh họa: Forbes)

Một loạt chùm vệ tinh Internet mới cũng đã được lên kế hoạch sớm phóng lên quỹ đạo, "chất" thêm hàng nghìn vệ tinh lên khu vực vốn đã dày đặc vệ tinh, cách Trái đất chưa đến 2.000km này.

Các nhà thiên văn cũng chỉ ra thực tế mỗi vệ tinh mới xuất hiện trên quỹ đạo thấp của Trái đất, nguy cơ va chạm với một vật thể khác quay quanh Trái đất càng gia tăng, dẫn đến nhiều mảnh vỡ hơn.

Điều này có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền, theo đó các vụ va chạm liên tiếp xảy ra, tạo thành các mảnh vỡ nhỏ hơn nữa, bổ sung vào đám mây "rác vũ trụ" đang phản chiếu ánh sáng trở lại Trái đất.       

Các nhà thiên văn cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng gia tăng đe dọa hoạt động thiên văn.

Trong một nghiên cứu, các nhà thiên văn cho biết lần đầu tiên họ đã xác định được tác động về mặt tài chính và khoa học của tình trạng bầu trời đêm sáng hơn đối với hoạt động của một đài thiên văn lớn.

Cụ thể, qua mô phỏng, các nhà thiên văn xác định đối với đài thiên văn Vera Rubin đang được xây dựng tại Chile, phần tối nhất của bầu trời đêm trong thập niên tới sẽ sáng hơn 7,5% so với hiện nay, đồng nghĩa số lượng sao mà Vera Rubin có thể quan sát được sẽ giảm 7,5%.

Điều này khiến quá trình khảo sát của đài thiên văn này phải kéo dài thêm gần 1 năm, gây tốn kém 21,8 triệu USD.

Ông John Barentine, đồng tác giả nghiên cứu, làm việc tại công ty tư vấn Dark Sky (Mỹ) còn cảnh báo một hậu quả khác chưa thể tính toán được do bầu trời đêm sáng hơn - đó là những hiện tượng thiên văn mà nhân loại không bao giờ quan sát được.

Theo ông, ô nhiễm ánh sáng gia tăng để lại hậu quả nghiêm trọng hơn những gì con người có thể hình dung. 

Các nhà nghiên cứu cảnh báo bầu trời đêm sáng hơn không chỉ ảnh hưởng đến các quan sát thiên văn mà còn đe dọa "mối quan hệ cổ xưa giữa con người và bầu trời đêm".

Nhà thiên văn Aparna Venkatesan tại Đại học San Francisco nhấn mạnh "vũ trụ là di sản và tổ tiên chung của con người, kết nối con người thông qua khoa học, nghệ thuật, những chuyện kể và những truyền thống văn hóa - và giờ đây vũ trụ đang gặp nguy hiểm".

Trước thực trạng trên, nhóm các nhà thiên văn học tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy kêu gọi giới khoa học "ngăn chặn cuộc tấn công" vào bầu trời đêm, thông qua việc hạn chế phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất.

Các nhà thiên văn học cảnh báo việc mất đi tính tự nhiên vốn có của bầu trời đêm trên toàn thế giới sẽ trở thành mối đe dọa toàn cầu chưa từng thấy đối với các di sản văn hóa và thiên nhiên, cũng như đe dọa các lợi ích kinh tế trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ khiến nhiệt độ giảm sâu sau đợt nắng nóng

Dự báo không khí lạnh tràn về Bắc Bộ từ 25/3 khiến nhiệt độ cao nhất tại khu vực này giảm gần 10 độ C, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang rét nhẹ.

Đăng ngày: 22/03/2023
Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, lượng nước biển dâng một năm bằng 365 triệu bể bơi

Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, lượng nước biển dâng một năm bằng 365 triệu bể bơi

Phân tích dữ liệu vệ tinh của NASA cho thấy, mực nước biển toàn cầu trung bình tăng 0,27cm từ năm 2021 đến năm 2022.

Đăng ngày: 22/03/2023
Trái đất vừa rơi vào

Trái đất vừa rơi vào "vùng nguy hiểm" chưa từng có trong 2 triệu năm

Một báo cáo sốc vừa được công bố bởi hội đồng tư vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong đó cảnh báo một loạt thảm họa đang đe dọa Trái đất, bao gồm " đại hồng thủy" trăm năm có một sẽ trở lại mỗi năm.

Đăng ngày: 21/03/2023
Nước phóng xạ Fukushima có đe dọa Thái Bình Dương?

Nước phóng xạ Fukushima có đe dọa Thái Bình Dương?

Nhà chức trách Nhật Bản đang chuẩn bị đổ nước thải phóng xạ đã qua xử lý xuống Thái Bình Dương, gần 12 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima.

Đăng ngày: 21/03/2023
Thổ Nhĩ Kỳ thảm họa chưa ngừng: Các thành phố vừa đổ nát vì động đất giờ ngập trong lũ lụt, đường bị xẻ đôi

Thổ Nhĩ Kỳ thảm họa chưa ngừng: Các thành phố vừa đổ nát vì động đất giờ ngập trong lũ lụt, đường bị xẻ đôi

Khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đang phải hứng chịu đợt mưa lớn, lũ lụt khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.

Đăng ngày: 20/03/2023
Nắng nóng đến sớm, dự báo mùa hè khắc nghiệt

Nắng nóng đến sớm, dự báo mùa hè khắc nghiệt

Từ ngày 22 đến 24/3, các tỉnh Bắc Trung bộ đón nắng nóng diện rộng, miền Bắc nắng nóng cục bộ, mùa hè được nhận định là đến sớm và khắc nghiệt hơn so với năm ngoái.

Đăng ngày: 20/03/2023
Tảng đá báo hiệu nỗi sợ hãi của con người đã trở thành sự thật

Tảng đá báo hiệu nỗi sợ hãi của con người đã trở thành sự thật

Các nhà khoa học tại Brazil đã phát hiện những tảng đá lẫn nhựa trên hòn đảo núi lửa Trindade.

Đăng ngày: 18/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News