Ô nhiễm ánh sáng toàn cầu gia tăng khiến 50% số ngôi sao "biến mất"

Ô nhiễm ánh sáng toàn cầu là một vấn đề nghiêm trọng thực sự, nó không chỉ giảm số lượng các ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, mà còn làm ảnh hưởng đến các loài động thực vật trên Trái đất.

Đó là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiên văn học, Quang học-Hồng ngoại Mỹ và đã công bố trên Tạp chí Science hôm 19-1.

Để nghiên cứu sự thay đổi độ sáng bầu trời toàn cầu bởi ánh sáng nhân tạo, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng các quan sát sao từ năm 2011-2022, do hơn 51.000 "nhà khoa học công dân" trên khắp thế tham gia trong dự án "Quả địa cầu vào ban đêm". Họ khẳng định cứ sau mỗi năm, cường độ chiếu sáng ban đêm ngoài trời trên toàn cầu lại tăng thêm 9,6%.

Tiến sĩ Christopher Kyba, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết hầu hết các quan sát sao bằng mắt thường được thực hiện từ châu Âu và Mỹ nhưng cũng có sự tham gia tích cực ở Uruguay, Nam Phi và Nhật Bản.

Ô nhiễm ánh sáng là việc con người tạo ra ánh sáng quá mức, gây khó chịu. Nó là một phần tác động của nền văn minh công nghiệp, bắt đầu từ những nguồn như: Ánh sáng ở mặt tiền của các toà nhà cũng như bên trong các toà nhà, đèn quảng cáo, các cơ sở công nghiệp, văn phòng, nhà máy, đường phố và các trung tâm thể thao.


Các vì sao có thể quan sát bằng mắt thường giảm hơn một nửa trong vòng chưa đầy 20 năm qua. (Ảnh: SCIENCE).

Theo nghiên cứu, thị phần đèn LED toàn cầu cho hệ thống chiếu sáng công cộng mới đã tăng từ dưới 1% vào năm 2011 lên 47% vào năm 2019.

"Khả năng nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời bằng mắt thường đang giảm đi nhanh chóng có lẽ là do sự ra đời của đèn LED trong các ứng dụng chiếu sáng ngoài trời" - các nhà nghiên cứu cho biết – "Các qui định về sử dụng ánh sáng nhân tạo hiện tại khiến gia tăng ô nhiễm ánh sáng ở cả qui mô châu lục lẫn toàn cầu".

Tiến sĩ Christopher Kyba, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức, cho rằng ô nhiễm ánh sáng dẫn đến tình trạng "mất đêm" tại nhiều quốc gia và đang gây ra những hậu quả tiêu cực cho tất cả: thực vật, động vật và con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Ở một quốc gia có khí hậu ôn đới như Anh, đợt nắng nóng kỷ lục gần đây đã tạo ra thách thức đối với cơ sở hạ tầng và khiến hệ thống giao thông đối mặt với một loạt vấn đề.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News