Sao chổi mất đuôi màu xanh lá cây do bão mặt trời

Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) xuất hiện trên bầu trời khi phần đuôi màu xanh lá cây đặc trưng gần như biến mất.

Nhiếp ảnh gia thiên văn học Michael Jäger chụp ảnh sao chổi C/2022 E3 (ZTF) hôm 17/1 sau khi lái xe 800 km từ Áo tới Bavaria ở Đức để quan sát bầu trời đêm. Jäger chia sẻ bức ảnh qua mạng xã hội Twitter. Theo anh, trong quá trình chụp ảnh sao chổi, một nhiếp ảnh gia không thể lãng phí thời gian bởi những quả cầu băng này thay đổi cực nhanh chóng khi tiến đến vùng ấm hơn ở vành trong Hệ Mặt trời.

Sao chổi mất đuôi màu xanh lá cây do bão mặt trời
Phần đuôi của sao chổi C/2022 E3 (ZTF) biến mất dưới ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ. (Ảnh: Michael Jäger).

Bức ảnh hé lộ hiện tượng mà các nhà thiên văn học gọi là sự kiện tách rời. Về cơ bản, đó là ánh sáng yếu đi ở phần đuôi đặc trưng của sao chổi, khiến nó trông như sắp mất đuôi. Hiện tượng này nhiều khả năng do thời tiết vũ trụ hỗn loạn gây ra, cụ thể là gió mặt trời mạnh hơn bình thường giải phóng trong cơn phun trào vành nhật hoa (CME). CME là những đợt bùng phát hạt năng lượng cao từ tầng khí quyển bên trên của Mặt Trời (vành nhật hoa), di chuyển ngang qua hệ, tác động tới khí quyển của các hành tinh và nhiều thiên thể khác.

Một mẩu đuôi của sao chổi ZTF bị gió mặt trời cuốn đi, theo SpaceWeather.com.Va chạm với CME có thể gây ra hiện tượng tách rời ở đuôi sao chổi, đôi khi đứt ra hoàn toàn. Đuôi sao chổi cấu tạo từ vật chất bay hơi và bụi giải phóng bởi sao chổi khi nó nóng lên lúc tới gần Mặt Trời hơn. Dù bản thân sao chổi thường chỉ rộng chưa tới vài kilomet, phần đuôi có thể trải dài hàng trăm nghìn kilomet ngang qua vành trong Hệ Mặt trời.

SpaceWeather.com cho biết nhiều CME tràn qua sao chổi ZTF trong tháng này khi nó tới gần Trái đất trùng với đợt hoạt động ở bề mặt Mặt Trời tăng vọt. Hiện nay, có 8 vệt đen ở phần đĩa Mặt Trời quay về phía Trái đất, theo cơ quan khí tượng Anh Met Office. Vệt đen là vùng sẫm màu mát hơn, có thể nhìn thấy trên bề mặt Mặt Trời với từ trường cực xoắn và đặc, dẫn tới sự ra đời của vết lóa và CME.

C/2022 E3 (ZTF), được phát hiện bởi cơ sở Zwicky Transient Facility (ZTF) ở Đài quan sát Palomar tại California vào tháng 3/2022. Đây là lần đầu tiên nó bay tới gần Trái đất trong khoảng 50.000 năm. Sao chổi này sẽ sớm quan sát được bằng mắt thường khi bay ở khoảng cách gần Trái đất nhất hôm 1/2.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ thống đẩy hạt nhân giúp bay tới sao Hỏa trong 45 ngày

Hệ thống đẩy hạt nhân giúp bay tới sao Hỏa trong 45 ngày

NASA cấp kinh phí phát triển cho ý tưởng dùng hệ thống đẩy hạt nhân để chở người tới sao Hỏa trong 45 ngày thay vì 6 - 9 tháng như hiện nay.

Đăng ngày: 22/01/2023
Thiên thạch hiếm phát lộ trên nền tuyết Nam Cực

Thiên thạch hiếm phát lộ trên nền tuyết Nam Cực

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tảng thiên thạch nặng tới 7,6kg nhô ra từ nền tuyết trắng xóa trong lúc dò tìm thiên thạch ở Nam Cực.

Đăng ngày: 22/01/2023
Sắp diễn ra trăng non gần Trái đất nhất trong 1.000 năm

Sắp diễn ra trăng non gần Trái đất nhất trong 1.000 năm

Vào khoảng 3h53 ngày 22/1 (giờ Hà Nội), trăng non sẽ đạt vị trí gần nhất của nó so với Trái đất, khoảng 356.568km. Đây là sự kiện rất đặc biệt và hiếm hoi, gọi là " Supermoon" vì trăng sẽ rất lớn trên bầu trời

Đăng ngày: 21/01/2023
Tiểu hành tinh đầu tiên đến sát Trái đất năm 2023

Tiểu hành tinh đầu tiên đến sát Trái đất năm 2023

Phát hiện tiểu hành tinh 2023 AV hôm 13/1 là một thành tựu quan trọng của dự án khảo sát Bầu trời Catalina, Mỹ.

Đăng ngày: 20/01/2023
Sự sống có thể tồn tại trên mặt trăng của Mộc tinh

Sự sống có thể tồn tại trên mặt trăng của Mộc tinh

Io là một trong những thiên thể nóng nhất hệ Mặt trời với hàng trăm miệng núi lửa và các hoạt động điện từ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có thể tồn tại các loại vi sinh vật ngoài hành tinh ở đây.

Đăng ngày: 19/01/2023
Năm 2023: Thế giới chiêm ngưỡng

Năm 2023: Thế giới chiêm ngưỡng "Mặt trăng Đen" như thế nào?

Trong năm nay, sẽ có 3 lần Mặt trăng đi vào các vị trí đặc biệt trước mắt người Trái đất với những hình ảnh ngoạn mục.

Đăng ngày: 19/01/2023
Ấn Độ bắt được tín hiệu xuyên không 8,8 tỉ năm từ thứ kiến tạo nên vũ trụ

Ấn Độ bắt được tín hiệu xuyên không 8,8 tỉ năm từ thứ kiến tạo nên vũ trụ

Kính viễn vọng GMRT của Ấn Độ là một trong những viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, nó đã thu được một tín hiệu độc nhất từ vùng không-thời gian cách đây 8,8 tỉ năm.

Đăng ngày: 19/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News