Ảnh chụp sao chổi bay gần Trái đất nhất trong 50.000 năm

Sao chổi C/2022 E3 (ZFT) có thể quan sát bằng mắt thường khi bay qua gần Trái đất nhất vào tháng 1 và tháng 2/2023 sau 50.000 năm.

Ảnh chụp sao chổi bay gần Trái đất nhất trong 50.000 năm
Sao chổi C/2022 E3 (ZFT) trong ảnh chụp của John Chumack. (Ảnh: John Chumack).

Nhiếp ảnh gia John Chumack của trang GalacticImages.com hôm 7/1 chụp ảnh sao chổi C/2022 E3 (ZFT) trên bầu trời đêm ở Yellow Springs, Ohio. Theo Chumack, sao chổi này sáng đến mức có thể nhìn rõ phần đầu màu xanh lá cây và vệt đuôi. Những người yêu thiên văn có thể quan sát C/2022 E3 (ZFT) cho tới tháng 2 năm nay.

Nếu không nhìn qua kính viễn vọng, sao chổi 2022 E3 (ZTF) trông có vẻ xanh và mờ hơn trên bầu trời so với thực tế. Theo Space, nó có hai đuôi, một đuôi cực dài với màu xanh lá cây đặc trưng như trong những ảnh chụp gần đây. Phần đầu sao chổi cũng có màu xanh do chứa dicarbon, hóa chất gồm hai nguyên tử carbon liên kết với nhau. Quá trình hóa học này chủ yếu chỉ xảy ra ở đầu sao chổi.

Theo NPR, sao chổi là tập hợp khí gas, đá và bụi đông cứng. Tuy nhiên, khi chúng bay tới gần Mặt trời hơn và ấm lên, chúng biến đổi thành vật thể vũ trụ phun ra khí gas và bụi, dẫn tới hình dáng đặc trưng là phần lõi nóng sáng và vệt đuôi dài như ngọn lửa. Sao chổi thường tạo ra hai loại đuôi, một chủ yếu gồm khí gas và một gần như hình thành từ bụi. Đuôi bụi dễ thấy hơn đuôi khí bởi bụi phản xạ tốt ánh sáng Mặt trời. Đuôi khí bị đốt bởi bức xạ cực tím của Mặt trời, khiến nó sáng lên tương tự lân quang.

C/2022 E3 (ZTF) được phát hiện lần đầu tiên trong năm 2022 bởi kính viễn vọng Schmidt ở cơ sở Zwicky Transient Facility trên núi Palomar. Khi đó, nó nằm ở chòm sao Aquila, xa Mặt trời gấp 5 lần so với Trái đất. Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) sẽ nằm ở chòm sao Camelopardalis vào tối ngày 1/2.

Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) có chu kỳ khoảng 50.000 năm. Điều đó có nghĩa trước khi tới cách Mặt trời khoảng 160 triệu km hôm 12/1 và cách Trái đất 42 triệu km hôm 2/2, lần cuối cùng nó bay gần như vậy là thời Đồ đá cũ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lỗ đen đôi là gì?

Lỗ đen đôi là gì?

Theo các nhà nghiên cứu, kể cả khi phân loại được lỗ đen đôi, họ vẫn không xác định được nguồn gốc cụ thể sinh ra chúng, Science Alert đưa tin.

Đăng ngày: 09/01/2023
Khai thác hết Trái đất, con người sắp chuyển sang Mặt trăng?

Khai thác hết Trái đất, con người sắp chuyển sang Mặt trăng?

Việc khai thác các tiểu hành tinh và Mặt trăng ngoài vũ trụ sẽ mở ra cơ hội kiếm hàng triệu tỷ USD cho các startup.

Đăng ngày: 09/01/2023
Một vệ tinh NASA sắp rơi xuống Trái đất

Một vệ tinh NASA sắp rơi xuống Trái đất

Một vệ tinh theo dõi bức xạ Trái đất gần 40 tuổi của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được dự báo rơi xuống Trái đất trong những ngày tới nhưng rủi ro được cho là thấp.

Đăng ngày: 09/01/2023
6 quái vật vũ trụ xuyên không 10 tỉ năm, hiện hình từ

6 quái vật vũ trụ xuyên không 10 tỉ năm, hiện hình từ "thế giới đã mất"

Lần đầu tiên 6 vật thể thuộc về vũ trụ cổ đại đã hiện hình trước mắt người Trái đất thông qua ống kính cực nét của James Webb, kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/01/2023
Điều gì xảy ra khi sao Thủy

Điều gì xảy ra khi sao Thủy "đi lùi"?

Hiện tượng sao Thủy " đi lùi", còn được gọi là "sao Thủy nghịch hành", đang diễn ra liệu có ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta?

Đăng ngày: 08/01/2023
Phát hiện loại vật thể không gian đủ sức xé toạc Trái đất

Phát hiện loại vật thể không gian đủ sức xé toạc Trái đất

Một thành viên siêu cấp của dòng họ quái vật từng gây ra một số đợt tuyệt chủng hàng loạt trên Trái đất cổ đại có thể tạo ra một tận thế thực sự trên các hành tinh giống địa cầu.

Đăng ngày: 08/01/2023
Công nghệ kỹ thuật số trên trạm vũ trụ Trung Quốc

Công nghệ kỹ thuật số trên trạm vũ trụ Trung Quốc

Các kỹ sư Trung Quốc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để rút ngắn thời gian thiết kế và tăng hiệu quả xây dựng trạm vũ trụ trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 06/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News