Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
Theo tờ Space, đó là sao chổi C/2022 E3 (ZTF), sẽ xuất hiện trên bầu trời Trái đất với màu xanh lục ma quái và hoàn toàn xa lạ với người hiện đại, bởi lần cuối cùng nhân loại thấy nó là khi những loài người khác như Neanderthals, Denisovans - anh em họ đã tuyệt chủng của Homo sapiens chúng ta - vẫn còn lang thang trên Trái đất.
Theo dự báo của NASA, sao chổi này sẽ tiếp cận gần nhất với Mặt trời vào ngày 12-1, sau đó sẽ lao vút qua Trái đất và trở về với vùng không gian xa xôi hơn của Hệ Mặt trời.
Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được chụp từ video của NASA - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)
Nếu nó giữ được độ sáng hiện tại, nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường trong nhiều ngày trên hành trình từ Mặt trời đi ngang qua Trái đất. Ngay cả khi đã mờ đi, C/2022 E3 (ZTF) vẫn có thể được quan sát bằng ống nhòm và kính thiên văn một số ngày xung quanh hành trình đến điểm cận nhật của nó.
NASA cho biết những người quan sát ở Bắc Bán cầu sẽ nhìn thấy "người bạn" của các loài người tuyệt chủng vào buổi sáng, khi nó di chuyển theo hướng Tây Bắc trong suốt tháng 1; trong khi người quan sát ở Nam Bán cầu sẽ thấy rõ nó vào đầu tháng 2.
Thời điểm quan sát thuận lợi nhất ở Bắc bán cầu là ngày 21-1, khi Mặt trăng đã lùi vào bóng tối và ánh sáng của sao chổi không bị lu mờ. Tất nhiên bạn nên cầu mong thời tiết tốt vì sao chổi có thể bị khuất lấp bởi những đám mây dày.
Vị trí để tìm nó là chòm sao Camelopardalis (Lộc Báo) mà nó như lọt thỏm vào trong suốt chuyến viếng thăm.
Sao chổi này có chu kỳ lên tới 50.000 năm, vì vậy những người thường xuyên trông thấy nó không phải loài non trẻ chúng ta mà là những người Neanderthals hay Denisovans, vốn xuất hiện tận 800.000 năm trước và mãi đến 30.000-50.000 năm trước mới tuyệt chủng.
Mã số C/2022 E3 (ZTF) cho thấy nó chỉ thực sự được khoa học xác nhận năm 2022. Ban đầu người ta tưởng nó là tiểu hành tinh trong quỹ đạo sao Mộc nhưng sau đó nó nhanh chóng chứng tỏ bản chất sao chổi bằng cách sáng lên - dấu hiệu của hiện tượng thăng hoa khi các sao chổi dần tiến gần Mặt trời.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA
Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.
