Ô nhiễm ánh sáng làm giảm số lượng côn trùng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các khu vực có sự suy giảm mạnh số lượng côn trùng có cánh cũng có mức độ ô nhiễm ánh sáng cao.

Biến đổi khí hậu, thuốc trừ sâu và thay đổi cách thức sử dụng đất là những yếu tố gây ra sự suy giảm của quần thể côn trùng ở Đức. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các khu vực có sự suy giảm mạnh số lượng côn trùng có cánh cũng có mức độ ô nhiễm ánh sáng cao. Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm được coi là có tác động tiêu cực đến côn trùng, và các nhà khoa học nên chú ý hơn đến yếu tố này khi tìm nguyên nhân của việc suy giảm côn trùng trong tương lai.

Sinh khối của côn trùng bay đã giảm hơn 75% - con số đáng báo động. Nghiên cứu được công bố vào năm 2017 kết luận rằng những thay đổi của khí hậu và môi trường sống là yếu tố chính cho sự suy giảm trong quần thể côn trùng. Đồng thời, họ chỉ ra rằng những tác động này là chưa đủ để giải thích cho sự suy giảm mạnh mẽ về số lượng côn trùng.

Ô nhiễm ánh sáng làm giảm số lượng côn trùng
Ánh sáng nhân tạo ngăn chặn côn trùng bay xa, gây ra thiếu hụt sự trao đổi di truyền trong các quần thể côn trùng.

Ánh sáng nhân tạo đã làm xáo trộn sự cân bằng của hệ sinh thái. Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm ảnh hưởng mạnh đến số lượng côn trùng và cộng đồng côn trùng ở các khu vực trong các khu đô thị có mức độ ô nhiễm ánh sáng cao hơn mức trung bình.

Côn trùng thường phụ thuộc vào bóng tối và ánh sáng tự nhiên từ mặt trăng và các ngôi sao để định hướng và di chuyển hoặc để thoát khỏi những kẻ săn mồi, và để thực hiện nhiệm vụ hàng đêm của chúng trong việc tìm kiếm thức ăn và tái tạo sinh học.

Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm làm rối loạn hành vi tự nhiên này - và có tác động tiêu cực đến cơ hội sống sót của côn trùng. Các nhà khoa học đã phân tích tất cả các nghiên cứu gần đây về tác động của ánh sáng nhân tạo vào ban đêm trên côn trùng, và thấy rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy mối liên hệ đáng tin cậy giữa ô nhiễm ánh sáng và sự suy giảm trong quần thể côn trùng. Ví dụ, côn trùng bay bị thu hút bởi ánh sáng nhân tạo, chúng có thể chết hoặc kiệt sức bởi ánh sáng này.

Ngoài ra, ánh sáng nhân tạo ngăn chặn côn trùng bay xa; gây ra thiếu hụt sự trao đổi di truyền trong các quần thể côn trùng, làm cho những quần thể này bị phân mảnh và có thể làm giảm sức đề kháng của côn trùng đối với các ảnh hưởng tiêu cực khác về môi trường, đặc biệt rõ rệt ở các vùng nông nghiệp.

Sự suy giảm quần thể côn trùng ở các vùng nông nghiệp - chiếm không ít hơn 11% diện tích đất trên toàn thế giới - không chỉ có nghĩa là sự suy giảm đa dạng loài mà còn gây nguy hiểm cho những hệ sinh thái quan trọng, ví dụ rõ ràng nhất là về loài bọ cánh cứng và ruồi, chúng có nhiệm vụ để thụ phấn cho cây.

Ngoài ra, những thay đổi về sự xuất hiện và hành vi của các loài gây hại như rệp hoặc kẻ thù của chúng như bọ cánh cứng và nhện có thể làm xáo trộn sự cân bằng của hệ sinh thái. Hơn nữa, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm cũng có thể có tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và thời gian ra hoa của cây, và do đó ảnh hưởng đến năng suất.

“Nghiên cứu tổng quan cho thấy ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là rất phổ biến và có thể có nhiều tác động tại các khu vực nông nghiệp, với hậu quả chưa được tìm hiểu rõ cho đa dạng sinh học và sản xuất cây trồng. Nói chung ô nhiễm ánh sáng được coi là một sự xáo trộn hệ sinh thái tiềm tàng trong các nghiên cứu tương lai để xác định các cách thức có thể được thực hiện để giảm bớt những lo ngại về môi trường”, Tiến sĩ Franz Hoelker, Trưởng nhóm nghiên cứu về ô nhiễm ánh sáng và sinh thái học tại IGB tổng kết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Choáng với lượng cây rừng mất đi trên Trái đất: 1 phút hụt 40 sân bóng đá

Choáng với lượng cây rừng mất đi trên Trái đất: 1 phút hụt 40 sân bóng đá

Viện nghiên cứu theo dõi tốc độ sụt giảm thực vật toàn cầu Global Forest Watch và ĐH Maryland (Mỹ) mới đây đã đưa ra một bản báo cáo thực sự khiến nhiều người phải lo sợ.

Đăng ngày: 05/07/2018
Vi khuẩn ăn thịt người buộc máy bay hạ cánh khẩn cấp

Vi khuẩn ăn thịt người buộc máy bay hạ cánh khẩn cấp

Máy bay từ quần đảo Canary phải đáp khẩn cấp xuống Bồ Đào Nha để trả một hành khách nặng mùi làm dấy lên nhiều phàn nàn từ khách bay cùng chuyến.

Đăng ngày: 03/07/2018
Nữ sinh tìm ra loại vi khuẩn ăn nhựa

Nữ sinh tìm ra loại vi khuẩn ăn nhựa

Theo báo Independent, loại vi khuẩn này có khả năng phân hủy chất polyethylene terephthalate (PET), một trong những loại nhựa phổ biến nhất thế giới.

Đăng ngày: 02/07/2018
Loài vật trên Trái đất có hành vi như sinh vật ngoài hành tinh

Loài vật trên Trái đất có hành vi như sinh vật ngoài hành tinh

Theo Daily Star, loài ong mới được phát hiện tên Dolichogenidea xenomorph đẻ trứng lên cơ thể vật chủ. Các ấu trúng lớn lên ăn thịt vật chủ và phát triển thành ong trưởng thành.

Đăng ngày: 02/07/2018
Nhanh chân lên, bạn chỉ có 24 giờ để chứng kiến cảnh tượng loài hoa

Nhanh chân lên, bạn chỉ có 24 giờ để chứng kiến cảnh tượng loài hoa "xác thối" nở rộ thôi

Mới đây thôi, Vườn Bách thảo thành phố New York (NYBG), Mỹ đã tiết lộ thông tin khiến nhiều người dân Mỹ vô cùng hào hứng thích thú.

Đăng ngày: 28/06/2018
Loài nấm gây chết người nhiều nhất thế giới

Loài nấm gây chết người nhiều nhất thế giới

Chỉ cần 30 gram chất độc α-amanitin có trong một nửa cây nấm mũ tử thần là đủ giết chết một người trưởng thành.

Đăng ngày: 27/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News