Ô nhiễm chì do phát triển năng lượng mặt trời
Theo một nghiên cứu mới được công bố vào tuần trước, các kế hoạch của Trung Quốc và Ấn Độ nhằm mục đích tạo ra năng lượng mặt trời có nguy cơ làm tăng ô nhiễm chì.
Phân tích của các nhà khoa học tại Đại học Tennessee (Mỹ) cho biết, động thái này có thể sản sinh ra hơn 2,4 triệu tấn chất làm ô nhiễm chì ở Trung Quốc và Ấn Độ. Bởi vì hệ thống lưới điện năng lượng mặt trời ở cả hai nước đều sử dụng pin axit-chì để lưu trữ năng lượng.
Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng hoạt động khai thác, nấu chảy trong quá trình sản xuất và tái chế pin đã làm cho một số lượng lớn các chất ô nhiễm rò rỉ vào môi trường (ở Trung Quốc là 33% và Ấn Độ là 22%). Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Chính sách năng lượng.
Trước đó, Ấn Độ có kế hoạch tăng thêm 12 gigawatt năng lượng mặt trời vào năm 2022, với sự phân bố của 20 triệu chiếc bóng đèn năng lượng mặt trời. Mục đích của việc làm này là cung cấp năng lượng tái tạo cho 80.000 ngôi làng ngoài lưới điện. Vì vậy nó sẽ phải phụ thuộc vào pin chì, các tác giả cho biết.
Dựa trên những gì được thải ra từ các đơn vị sản xuất ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhóm nghiên cứu ước tính lượng khí thải chì của 2 quốc gia này bằng 1/3 lượng khí thải trên toàn thế giới.
Nhà nghiên cứu hệ thống năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển, Subhes Bhattacharyya đến từ Đại học Dundee, Anh nói rằng vấn đề chủ yếu phát sinh từ việc xử lý pin.
Ngoài ra, đại diện Chính phủ cũng nhấn mạnh kế hoạch năng lượng mặt trời của Ấn Độ tập trung vào năng lượng dựa trên lưới điện, do đó pin chì là không cần thiết .

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
