Ô nhiễm ở Trung Quốc lan sang Mỹ - Tại sao?
Mỹ đã tạo công ăn việc làm sản xuất ĐTDĐ và TV màn hình lớn đến cho người dân Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại đưa không khí ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất trong nước sang Mỹ.
>>> Trung Quốc “xuất khẩu” ô nhiễm sang Mỹ
Đó là bởi vì không khí ô nhiễm nặng nề tại các khu vực đô thị của Trung Quốc đang bay qua cả Thái Bình Dương. Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học California tại Irvine và các nhà khoa học khác, hầu hết nguồn không khí ô nhiễm này đến từ các nhà máy sản xuất hàng hoá tiêu dùng bán ở Mỹ và châu Âu.
"Khi bạn mua một sản phẩm ở Walmart, nó phải được sản xuất ở đâu đó", đồng tác giả nghiên cứu Steven Davis nói. "Sản phẩm không chứa không khí ô nhiễm, nhưng nơi tạo ra nó đã gây ra ô nhiễm".
Khói bụi mịt mù
Không khí ô nhiễm là một vấn đề đau đầu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt. Các căng thẳng về môi trường, kinh tế, xã hội là kết quả của hàng thập kỷ công nghiệp hoá nhanh chóng. Một cựu bộ trưởng y tế Trung Quốc gần đây đã nói rằng mỗi năm có 500.000 người ở Trung Quốc chết vì không khí ô nhiễm.
Hầu hết không khí ô nhiễm tại Mỹ là do các loại xe hơi, xe tải, nhà máy lọc dầu và các nguyên nhân khác gây ra. Nhưng những cơn gió tây mạnh mẽ có thể thổi các chất hoá học độc hại bay trong không khí qua Thái Bình Dương.
Trong khi đó, nghiên cứu cho biết khí carbon, ozon, bụi rất đậm đặc vào mùa xuân, tạo ra các khu vực ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tích tụ trong các thung lũng và lưu vực ở California và các nước phương Tây khác. Chẳng hạn, tại Los Angeles, lượng khí nitơ oxit và carbon monoxide từ các nhà máy ở Trung Quốc đã đẩy nồng độ khói bụi lên trên mức giới hạn ozon cho phép tại đây ít nhất hơn một ngày trong năm.
Các nhà khoa học nói nghiên cứu của họ là công trình đầu tiên định lượng mức độ ô nhiễm gắn liền với hoạt động sản xuất ĐTDĐ, TV và các mặt hàng tiêu dùng khác tại các nhà máy Trung Quốc và những mặt hàng này được xuất khẩu sang Mỹ và các nước trên thế giới.
Các nhà khoa học cũng lưu ý trong khi nguồn không khí ô nhiễm mà Trung Quốc xuất khẩu ra đã làm giảm chất lượng không khí của các bang phía Tây của Mỹ, thì việc Mỹ đưa hoạt động sản xuất ra nước ngoài cũng giúp tăng chất lượng không khí ở các bang phía Đông của Mỹ.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
