Ốm nghén nặng là do di truyền

Một người phụ nữ khi mang thai có thể có những biểu hiện ốm nghén nặng như mẹ của họ trước đây, các nhà nghiên cứu Nauy cho hay.

Các biểu hiện của nghén gồm buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi vào mỗi sáng trong 3 tháng đầu thai kỳ (22 tuần đầu) có thể làm cho người mẹ sụt cân. Nếu kéo dài suốt thai kỳ, người mẹ sẽ cần tới sự hỗ trợ của y tế

Ase Vikanes, Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc trường ĐH y tế cộng đồng Nauy, khẳng định: “Những biểu hiện này có thể lặp lại ở con gái họ do ảnh hưởng mạnh mẽ từ gene mẹ”.

Kết luận này rút ra sau khi phân tích dữ liệu của trên 2.300.000 người sinh từ năm 1976 tới 2006 tại Nauy. Trong số đó, có một số trường hợp mắc chứng hyperemesis gravidarum (nghén cận ngày sinh - nghén suốt thai kỳ khiến cơ thể không đủ nước và dinh dưỡng).

Những bà mẹ mắc chứng này khi bầu bí thì phần lớn con gái họ cũng có các biểu hiện tương tự.

Vikanes hy vọng rằng phát hiện của nghiên cứu sẽ giúp những phụ nữ mang thai tự chăm sóc mình tốt hơn và các bác sĩ của họ cũng có những liệu pháp chăm sóc bà mẹ và thai nhi tốt hơn khi biết rõ về tiền sử gia đình bệnh nhân.

Theo Brad Imler, Hiệp hội mang thai (Mỹ), “hyperemesis gravidarum là một hội chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến những rủi ro về sức khỏe cho cả và mẹ và bé. Nghiên cứu nguyên nhân và cách điều trị của bệnh này là vô cùng cần thiết nhằm chăm sóc tốt hơn sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh”.

Chính vì thế nghiên cứu này sẽ trở nên vô cùng hữu ích với những thai phụ mắc chứng hyperemesis gravidaum. Tuy nhiên cũng cần thêm các nghiên cứu về tác động của yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, lối sống và thói quen đối với những thai phụ mắc chứng bệnh này bên cạnh những phát hiện liên quan đến gen di truyền. TS Gene Burkett, giáo sư sản khoa và phụ khoa tại Đại học y khoa Miami Miller bổ sung thêm: “Cần có những nghiên cứu trên những dân tộc khác trước khi khẳng định chính xác mối liên quan giữa yếu tố gene di truyền tới bệnh hyperemesis gravidarum”.

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí BMJ.

Nguồn: Healthday

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News