Ong bắp cày có thể "uống" cồn 80 độ mà không hề hấn gì

Nghiên cứu mới cho thấy ong bắp cày phương Đông có khả năng chịu nồng độ cồn rất cao, thậm chí lớn hơn bất kỳ loài động vật nào khác.

Tiêu thụ một lượng cồn ethanol ở mức độ thấp là điều không quá bất ngờ trong thế giới động vật. Trong trường hợp của ong bắp cày phương Đông (tên khoa học: Vespa orientalis), đó là kết quả đến từ chế độ ăn gồm trái cây chín và mật hoa - thứ sẽ lên men, tạo ra ethanol.

Đối với nhiều loài, ngay cả khi thích nghi tốt với việc tiêu thụ ethanol, nếu tiêu thụ bất kỳ nồng độ ethanol nào trên 4%, thì mọi thứ sẽ bắt đầu trở nên tồi tệ.

Thông thường, việc này có nguy cơ làm gia tăng các tác động tiêu cực đến sức khỏe, và nặng hơn là dẫn tới tử vong.


Ong bắp cày có thể "uống" cồn 80 độ mà không hề hấn gì (Ảnh minh họa: Getty).

Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel) đã phát hiện ra rằng, ong bắp cày phương Đông có thể xử lý nồng độ ethanol lên tới 80% mà không làm thay đổi hành vi hoặc khả năng sinh tồn của chúng.

Đáng bất ngờ hơn, chúng thậm chí có thể không cần nguồn thức ăn bổ sung, mà chỉ tiêu thụ ethanol trong 1 tuần, mà vẫn "sống khỏe".

Thật vậy, nhóm nghiên cứu đã thu thập ong bắp cày đực từ khắp khuôn viên trường đại học, và đặt chúng vào các hộp thử nghiệm.

Trong một tuần, chúng không có gì để ăn ngoài dung dịch đường có nồng độ ethanol từ 0 đến 80%. Sau đó, họ theo dõi hành vi của ong bắp cày, cũng như xem chúng sống được bao lâu.

Kỳ lạ thay, với bất kể nồng độ ethanol nào được thử nghiệm, ong bắp cày không hề chịu bất kỳ thương tổn nào dẫn tới thay đổi hành vi và tỷ lệ tử vong.

Các tác giả giải thích trong nghiên cứu rằng, ong bắp cày có thể tiêu thụ nồng độ cồn cao như vậy mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào là nhờ vào đặc điểm di truyền của chúng.

Theo đó, khả năng chịu đựng ethanol của ong bắp cày rất có thể là nhờ nhiều bản sao của gene alcohol dehydrogenease (NADP+). Gene này là một loại enzyme đặc biệt, có khả năng phân hủy ethanol với bất kỳ nồng độ nào mà chúng tiếp xúc.

Phát hiện mang đến giả thuyết rằng mối quan hệ cộng sinh giữa các sinh vật sản xuất ethanol và vật chủ có thể là nguồn gốc của khả năng "miễn nhiễm" trong việc sử dụng và chuyển hóa ethanol.

Do đó, ong bắp cày có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về khía cạnh sinh lý và hành vi đến từ khả năng miễn nhiễm ethanol.

Bên cạnh đó, chúng cũng làm rõ các cơ chế cơ bản và phương pháp điều trị tiềm năng cho chứng rối loạn sử dụng rượu ở người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News