Ống thổi đo nồng độ cồn được vệ sinh như thế nào?

Đã có những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông từ chối kiểm tra nồng độ cồn vì cho rằng phải ngậm chung ống thổi với nhiều người.

Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan chức năng, mỗi trường hợp tham gia giao thông được yêu cầu thổi nồng độ cồn đều dùng ống thổi riêng. Ngay khi kiểm tra nồng độ cồn của người này xong, cảnh sát giao thông sẽ thay ống mới vào để làm việc tiếp với các trường hợp sau đó. Điều này có lẽ khiến nhiều người không biết lực lượng chức năng đã thay ống thổi mới mà chê ống mất vệ sinh.


Cảnh sát đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông.

Trung tá Vũ Văn Hoài, Đội trưởng Đội tuyên truyền Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) trả lời trên báo chí cho biết: 'Có rất nhiều ống thổi được gắn với thiết bị kiểm tra nồng độ cồn. Mỗi trường hợp khi kiểm tra sử dụng một ống thổi riêng nên không lo bị ảnh hưởng và rất đảm bảo vệ sinh"

Thực tế, trong mỗi lần đi công tác, cảnh sát giao thông sẽ mang theo rất nhiều ống thở để khi kiểm tra người tham gia giao thông sẽ thay cho mỗi người một ống. Điều này sẽ tránh được việc mất vệ sinh ở ống thở khi người điều khiển phương tiện được kiểm tra nồng độ cồn.


CSGT thường mang theo nhiều ống thổi mới để khi kiểm tra người tham gia giao thông

sẽ thay cho mỗi người một ống.

Ngoài ra, nhiều người điều khiển phương tiện giao thông cũng thắc mắc về tính chính xác của máy đo nồng độ cồn. Theo cơ quan chức năng, loại máy đo mà lực lượng cảnh sát giao thông đang dùng diện nay được nhập khẩu từ Úc và các nước tiên tiến, đã được kiểm định của Bộ KH-CN, đảm bảo các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn.

Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (Bộ Công an) trả lời báo chí cho biết: "Cảnh sát ở các nước tiên tiến đang sử dụng thiết bị nào thì CSGT chúng ta đang sử dụng tương đương như vậy. Các loại máy này tích hợp luôn với máy in, có 2 chức năng đo ống thổi và phễu thổi. Ống thổi mỗi người dùng 1 lần nên người dân an tâm, không phải lo sợ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm gì cả".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng lửa

Lý giải hiện tượng cầu vồng lửa

Cầu vồng lửa xuất hiện trên nền trời với nhiều màu sắc nổi bật, nhưng chỉ được quan sát ở những khu vực nhất định.

Đăng ngày: 18/04/2025
Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Đăng ngày: 17/04/2025
6 công dụng bạn không thể ngờ của

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"

Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Đăng ngày: 17/04/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 17/04/2025
Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lịch sử của khái niệm thiên tài

Lịch sử của khái niệm thiên tài

Muốn đánh giá đúng vai trò của thiên tài trong thế giới hiện đại, mỗi chúng ta phải hiểu rằng thiên tài là sản phẩm cuối cùng trong khát vọng của những người bình thường.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News