Ozone trong khí quyển sao Kim
Tàu thăm dò Venus Express của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã có một phát hiện rất quan trọng khi tìm thấy một lớp ozone khá dày trong bầu khí quyển sao Kim. Việc so sánh các thuộc tính của lớp ozone này với các lớp tương đương của trái đất và sao Hỏa sẽ giúp các nhà thiên văn học có thể tính chỉnh hướng tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác.
>>> Nhật thử nghiệm thành công động cơ thăm dò Sao Kim
>>> Giải mã hình thành khí SO2 trên khí quyển Sao Kim
Sao Kim có kích thước và khối lượng tương đương trái đất nhưng điều kiện khắc nghiệt hơn nhiều, nó ẩn dưới một đám mây dày đặc của các loại khí độc hại như CO2, H2SO4... Phát hiện của Venus Express giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa quá trình phát triển của sao Kim và trái đất.
Thiết bị SPICAV trên tàu thăm dò Venus Express đã phân tích ánh sáng, tìm dấu vết đặc trưng của các loại khí trong bầu khí quyển để nhận thấy rằng ozone đã có mặt để hấp thu một số tia cực tím từ các ánh sao. Nghiên cứu cho thấy ánh mặt trời phá vỡ cấu trúc của CO2, giải phóng nguyên tử oxy và rồi chúng kết hợp để cho ra O2 và một ít O3. Tiến sĩ Franck Montmessin, lãnh đạo nhóm nghiên cứu, nhận định trước đây chúng ta còn hiểu biết rất hạn chế về bầu khí quyển Kim tinh.
Trên trái đất, tầng ozone cực kỳ quan trọng vì nó che chắn tia cực tím có hại giúp sự sống phát triển. Nhiều tài liệu cho rằng ozone hình thành trên bầu khí quyển trái đất chừng 2,4 tỉ năm trước. Có thể các vi sinh vật đã thải oxy ra để hình thành ozone và quá trình này được đẩy mạnh hơn khi thực vật phát triển trên trái đất. Qua nghiên cứu này, các nhà sinh học vũ trụ đã đặt vấn đề: trong một bầu khí quyển đồng thời có oxy, carbon dioxide và ozone thì đó là cơ sở để hình thành sự sống trên hành tinh đó.
Bầu khí quyển của sao Hỏa và sao Kim có mức độ ozone loãng hơn từ 100-1.000 lần so với trái đất và ở mức cao đến 100km, do vậy chưa đủ sức để che chắn cho sự sống trên hai hành tinh này.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
