Pac-man xuất hiện trên mặt trăng của Sao Thổ
Tàu vũ trụ Cassini đang bay trên quỹ đạo Sao Thổ đã chụp được một quanh cảnh rất thú vị của vệ tinh nhỏ Mimas.
Tàu thăm dò đã đo được những sai khác về nhiệt độ trên bề mặt của đối tượng và xây dựng thành một bản đồ nhiệt có hình trông giống Pac-man ăn chấm tròn, trò chơi quen thuộc ra đời vào những năm 1980.
Bản đồ nhiệt của Mimas gống y hệt cảnh Pac-man ăn chấm tròn. Ảnh: NASA
Bản đồ nhiệt dự đoán (bên trái) và Mimas hiện tại.
Bên phải là thang nhiệt độ theo độ Kenvin (K) và độ F.
Các nhà khoa học hiện chưa biết chính xác tại sao Mimas lại có mô hình nhiệt như vậy, rất có thể nó liên quan đến những khác biệt về kết cấu của các loại vật chất trên bề mặt.
Theo các nhà khoa học, một số kết cấu có thể giữ nhiệt tốt hơn một số khác. John Spencer, Viện nghiên cứu tây nam Boulder, Colorado cho biết: “Chúng tôi nghi ngờ nhiệt độ đang tiết lộ những điểm khác nhau trong kết cấu của bề mặt”.
Nhóm nghiên cứu của dự án Cassini cho rằng, sự tạo thành núi lửa có thể đóng vai trò chính trong sự thay đổi các điều kiện ở khắp các vùng rộng lớn trên bề mặt vệ tinh.
Vệ tinh Mimas (hay Saturn I) của Sao Thổ (đường kính 392 km) có một “vết sẹo” rất lớn trên bề mặt là núi lửa Herschel (đặt tên theo William Herschel, người phát hiện ra vệ tinh này vào năm 1789).
Dự án Cassini là kết quả của sự kết hợp giữa các Cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ (NASA), châu Âu (Esa) và Italy (ASI). Dự án được đặt theo tên nhà thiên văn học người Italy – Giovanni Domenico Cassini, người phát hiện ra 4 vệ tinh lớn của Sao Thổ).
Nhiệm vụ của Cassini được kéo dài cho đến năm 2017.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
