Peru mất hơn một nửa bề mặt sông băng sau 58 năm

Trong 58 năm, 56,22% diện tích băng được ghi nhận vào năm 1962 tại Peru đã biến mất.

Ngày 23/11, các nhà khoa học Peru từ Cơ quan nhà nước nghiên cứu về sông băng cho biết, nước này đã mất hơn một nửa bề mặt sông băng trong 6 thập kỷ qua và 175 sông băng đã tuyệt chủng do biến đổi khí hậu từ năm 2016 đến năm 2020.

Peru mất hơn một nửa bề mặt sông băng sau 58 năm
Khách du lịch đi bộ trên sông băng Tuco ở Công viên Quốc gia Huascaran trong chuyến tham quan mang tên “Tuyến đường biến đổi khí hậu” ở Huaraz, Peru. (Nguồn: AP.)

Bà Mayra Mejía, một quan chức của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Sông băng và Hệ sinh thái Núi (Inaigem), cho biết: “Trong 58 năm, 56,22% diện tích băng được ghi nhận vào năm 1962 đã biến mất”.

Ông Jesús Gómez, Giám đốc Inaigem, cho rằng, yếu tố gây ra tác động lớn nhất là sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, khiến các sông băng rút đi nhanh chóng, đặc biệt là các sông băng ở khu vực nhiệt đới.

Quốc gia Nam Mỹ này còn lại 1.050km2 băng bao phủ, chiếm khoảng 44% diện tích được ghi nhận vào năm 1962, khi việc kiểm kê sông băng đầu tiên được thực hiện.

Bà Mejía cho biết, có một số dãy núi ở Peru nơi sông băng gần như biến mất, cụ thể là Chila, nơi đã mất 99% bề mặt băng kể từ năm 1962. Chila đóng vai trò then chốt vì đây là dòng nước đầu tiên tạo nên sông Amazon, con sông dài nhất và hùng vĩ nhất thế giới, đều bắt nguồn từ sông băng.

Theo ông Beatriz Fuentealva, Chủ tịch Inagem, việc mất sông băng làm tăng rủi ro cho những người sống ở vùng đất thấp, như trường hợp năm 1970 khi một tảng băng khổng lồ từ Huascarán phủ đầy tuyết ở phía Bắc dãy Andes bị vỡ sau một trận bão tuyết. Trận động đất mạnh 7,9 độ Richter rơi xuống đầm phá và gây ra trận tuyết lở phá hủy thành phố Yungay và khiến hơn 20.000 người thiệt mạng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới cho thấy: Lỗ hổng tầng ozone có thể còn mở rộng hơn nữa

Nghiên cứu mới cho thấy: Lỗ hổng tầng ozone có thể còn mở rộng hơn nữa

Các nhà khoa học phát hiện ra sự suy giảm ozone và lỗ hổng sâu hơn là kết quả của thay đổi trong xoáy cực Nam Cực, một vòng xoáy rộng lớn của áp suất thấp và không khí rất lạnh ở trên cao tại Nam Cực.

Đăng ngày: 24/11/2023
Báo động ô nhiễm không khí ở miền Bắc nghiêm trọng hơn

Báo động ô nhiễm không khí ở miền Bắc nghiêm trọng hơn

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc hôm nay (23/11) nghiêm trọng hơn hai ngày trước.

Đăng ngày: 23/11/2023
Công ty Trung Quốc tận dụng dầu lẩu làm nhiên liệu

Công ty Trung Quốc tận dụng dầu lẩu làm nhiên liệu

Mỗi đêm, dầu thừa từ các nhà hàng được lọc sơ, thu gom, đưa đến một nhà máy ở ngoại ô Thành Đô để tinh chế thành dầu công nghiệp.

Đăng ngày: 23/11/2023
Sông Amazon trơ cạn đáy do tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng

Sông Amazon trơ cạn đáy do tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng

Khu vực Amazon đang bước vào tháng hạn hán thứ 5 liên tiếp và mực nước tại sông Rio Negro, một nhánh phía Bắc của sông Amazon, đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Đăng ngày: 23/11/2023
Ảnh chụp từ vệ tinh núi lửa cao nhất lục địa Á Âu phun trào

Ảnh chụp từ vệ tinh núi lửa cao nhất lục địa Á Âu phun trào

Núi lửa Klyuchevskoy của Nga, ngọn núi lửa cao nhất ở châu Âu và châu Á, đã phun trào dữ dội vào đầu tháng 11, để lại vệt khói và tro bụi được vệ tinh NASA ghi lại.

Đăng ngày: 22/11/2023
Dự báo mùa đông năm 2023 sẽ ấm nhất từ trước tới nay

Dự báo mùa đông năm 2023 sẽ ấm nhất từ trước tới nay

Tình trạng ấm lên toàn cầu và ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino là những lý do chính dẫn đến dự báo mùa đông ấm hơn.

Đăng ngày: 21/11/2023
Khám pha hang động ống dung nham dài nhất thế giới ở Hawaii

Khám pha hang động ống dung nham dài nhất thế giới ở Hawaii

Mỹ- Hang Kazumura dài 65 km và sâu hơn 0,8 km là ống dung nham thuộc hàng lớn nhất với khoảng 100 lối vào.

Đăng ngày: 20/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News