Phát hiện ca phẫu thuật tai đầu tiên từ hộp sọ cổ cách đây 5.300 năm
Mới đây, các nhà khảo cổ học ở Tây Ban Nha đã phát hiện ra bằng chứng sớm nhất về việc phẫu thuật tai được thực hiện trên người. Phát hiện này được đưa ra sau một cuộc phân tích được thực hiện trên một hộp sọ có niên đại khoảng 5.300 năm.
Hình ảnh hộp sọ 5.300 năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Valladolid, Tây Ban Nha, đã phân tích hộp sọ, được khai quật vào năm 2018 tại khu đào Dolmen of El Pendónis, gần thành phố Burgos ở phía bắc Tây Ban Nha. Bài báo của họ, được xuất bản tuần trước trên tạp chí Scientific Reports, đưa ra phân tích về hai lỗ thủng bên trong hộp sọ trên cả hai xương chũm, nằm bên dưới tai. Những xương này được cho là có tác dụng bảo vệ tai cũng như giúp điều chỉnh áp lực tai.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, người có hộp sọ mà họ khai quật được có thể là người được phẫu thuật cắt xương chũm nguyên thủy. Việc phẫu thuật được thực hiện để giúp giảm đau do viêm. Người đó có thể là một phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Nhóm nghiên cứu tin rằng người này đã sống sót trong ít nhất vài tháng sau cuộc phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu giải thích trong nghiên cứu của họ: “Kết quả của bài báo này chứng minh sự sống sót của cá nhân đối với cả hai biện pháp can thiệp".
Phẫu thuật có khả năng được sử dụng để loại bỏ một loại nhiễm trùng mà ngày nay được biết là có thể gây mất thính lực, cục máu đông, viêm màng não hoặc áp xe não nếu không được điều trị. Những nhiễm trùng này có thể được phát hiện như những khối u trên tai, có thể dẫn đến can thiệp phẫu thuật thời tiền sử. Các nhà khoa học viết trong bài báo: "Trong trường hợp này, bác sĩ phẫu thuật tiền sử đã xác định được trọng tâm của vấn đề - có thể là do nhiễm trùng và nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Họ đã can thiệp thành công, như đã chứng minh bởi sự tái tạo xương được quan sát thấy ở cả hai xương chũm".
Tuy nhiên, bệnh nhân tiền sử có thể sẽ phải chịu "cơn đau không thể chịu nổi" do khoan tròn và mài mòn - mặc dù rất khó để xác định chính xác loại công cụ được sử dụngnhưng họ tin rằng bệnh nhân có thể đã bị kìm hãm hoặc sử dụng thuốc phiện hoặc một chất an thần tương tự để giảm đau.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ghi chép đầu tiên về thủ thuật cắt xương chũm có từ thời tiền kháng sinh vào thế kỷ 17. Các nghiên cứu trước đây cho thấy địa điểm đào Dolmen of El Pendónis được cho là đã được sử dụng làm phòng tang lễ trong khoảng 800 năm từ 3.800 đến 3.000 trước Công nguyên trong lịch sử của loài người.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
