Phân loại 5 nhóm bệnh tiểu đường để điều trị trúng đích
Thay vì phân thành hai tuýp, các nhà khoa học châu Âu phát hiện tiểu đường gồm 5 nhóm khác nhau.
Tiểu đường vốn được chia ra hai loại là tuýp một và tuýp hai. Tuy nhiên, phân loại nhóm bệnh có thể thay đổi sau khi các nhà khoa học châu Âu công bố nghiên cứu từ 14.775 bệnh nhân.
Có thể chia bệnh nhân tiểu đường thành năm nhóm. (Ảnh: Biosphere Nutrition).
Cụ thể, trên tờ The Lancet Diabetes and Endocrinology, nhóm tác giả từ Trung tâm Tiểu đường Đại học Lund (Thụy Điển) và Viện Y học Phân tử (Phần Lan) cho rằng có thể chia bệnh nhân tiểu đường thành năm nhóm sau:
- Nhóm 1: Tiểu đường nặng do hệ miễn dịch tương tự tuýp 1, bệnh nhân mắc bệnh khi còn trẻ và khỏe mạnh, cơ thể mất khả năng sản xuất insulin.
- Nhóm 2: Gần giống nhóm một, bệnh nhân bị tiểu đường nặng khi còn trẻ, cân nặng ổn định và không thể sản xuất insulin nhưng nguyên nhân không đến từ hệ miễn dịch.
- Nhóm 3: Bệnh nhân tiểu đường nặng bị thừa cân, insulin vẫn được sản xuất song cơ thể không phản ứng.
- Nhóm 4: Bệnh nhân tiểu đường nhẹ, béo phì nhưng quá trình trao đổi chất gần với mức bình thường hơn nhóm 3.
- Nhóm 5: Bệnh nhân tiểu đường nhẹ do tuổi tác, xuất hiện triệu chứng khi đã già hơn các nhóm khác và có xu hướng ít nghiêm trọng hơn.
Trao đổi với BBC, giáo sư Leif Groop thuộc nhóm tác giả nhận định cách phân loại mới rất quan trọng, cho phép bác sĩ kê thuốc một cách chính xác hơn.
Hiện nay, trên thế giới, cứ mười một người trưởng thành thì có một bị tiểu đường. Căn bệnh này làm gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, mù, suy thận và hoại tử.
Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. |

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?
