Pháo đài ma 3.000 năm tuổi "trỗi dậy" dưới lớp rong biển
Khảo sát đúng lúc có một người đàn ông đang cắt rong biển trong khu vực, các nhà khảo cổ Ireland đã phát hiện "pháo đài ma" hết sức tình cờ.
Theo Heritage Daily, một pháo đài bí ẩn có niên đại lên tới 3.000 năm tuổi đã được tìm thấy trong cuộc khảo sát Vịnh Clew trên bờ biển phía Tây Ireland.
Phát hiện ban đầu được thực hiện bởi nhà khảo cổ tự do Michael Gibbons, người đã xác định được phần tường đôi lớn cắt ngang một eo đất khi chìm khi nổi theo thủy triều, nối đảo Collanmore với đất liền.
Khu vực bờ biển nơi pháo đài ma lộ diện - (Ảnh: Mariusz Z).
Cho đến nay, thành lũy này vẫn chưa được khám phá vì chúng chìm trong nước khi thủy triều lên và được che phủ bởi rong biển khi thủy triều xuống.
Nhóm của ông Gibbons và một nhóm khảo cổ khác đã tình cờ thực hiện chuyến khảo sát khu vực khi có một người đàn ông đang cắt rong biển tại đó, nhờ vậy mà vô tình phát hiện dấu vết pháo đài.
Các phần của tường thành được đắp bằng đá vôi, tọa lạc trên trong một khu vực có đường kính 200-300m và được xây từ thời đại đồ đồng trong khu vực - từ năm 1100 đến 900 trước Công nguyên.
Vị trí này có thể đã mang lại cho cư dân thời đại đồ đồng một lợi thế chiến lược.
Các công sự tương tự từng tìm thấy tại một số pháo đài ven biển và vùng hồ trên bờ biển phía tây của Ireland.
Ông Gibbons đã báo cáo việc phát hiện pháo đài cho Cơ quan Di tích Quốc gia, cùng với một ngôi mộ lót đá mà ông tìm thấy ở bờ biển đối diện đảo Omey.
Ngôi mộ này đã lộ diện đợt sóng mạnh dọc bờ biển đã hút cát ra khỏi khu vực, làm lộ các cấu trúc cổ đại hình dạng gần như một hình chữ nhật.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
