Phát hiện 6 loài thực vật mới trong hang động miền bắc Việt Nam

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xây dựng danh lục 337 loài thuộc 142 chi của 63 họ thực vật trong hang động miền Bắc Việt Nam.

Trong quá trình điều tra tính đa dạng thực vật hang động ở miền Bắc, PGS.TS Đỗ Văn Trường và cộng sự tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện và mô tả 3 loài thực vật mới cho khoa học thế giới (Bredia bullata, Microchiriata minor, Primulina crassifolia) và bổ sung 6 loài cho khu hệ thực vật Việt Nam (gồm: Aristolochia austroyunnanensis, Brandisia kwangsiensis, Euchresta tubulosa, Henckelia nanxiensis, Primulina jingxiensis, Spiradiclis baishaiensis).

Phát hiện 6 loài thực vật mới trong hang động miền bắc Việt Nam
Một số loài mới và loài bổ sung cho thực vật hang động Việt Nam. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu).

Các nhà khoa học đã thu thập mẫu tiêu bản thực vật ở 33 hang động tại 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Nhóm nghiên cứu xác định được 337 loài thuộc 142 chi của 63 họ thực vật hang động miền Bắc. Trong đó, nhóm Dương xỉ (Pteridophytes) gồm 53 loài (chiếm 15,73%) và nhóm Hạt kín (Angiospermae) với 284 loài (chiếm 84,27%).

Nghiên cứu cũng chỉ ra 221 loài có giá trị sử dụng, được sử dụng làm cảnh, làm thuốc, lấy gỗ củi, lương thực, thực phẩm, đặc biệt 40 loài có nguồn gene quý hiếm. Sau khi phát hiện, nhóm nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu hình thái, sinh thái cho 337 loài thực vật và xây dựng dữ liệu phân tử cho 25 loài thực vật hang động đặc hữu hay các loài mới được phát hiện và mô tả ở Việt Nam.

PGS Trường cho hay 25 loài thực vật hang động ở miền Bắc đã được xác định nằm trong Danh lục Đỏ và 4 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Các nhà khoa học bước đầu đã đánh giá tình trạng nguy cấp và hiện trạng bảo tồn cho các loài thực vật mới được phát hiện trong hang động ở Việt Nam.

Phát hiện 6 loài thực vật mới trong hang động miền bắc Việt Nam
PGS.TS Đỗ Văn Trường (bìa trái) và cộng sự khảo sát thực địa hang động miền Bắc. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu).

Hệ thống hang động tại Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị sinh học độc đáo. Việc đánh giá tính đa dạng thực vật hang động cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gene các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu, có giá trị, góp phần phát triển kinh tế xã hội và khôi phục hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam.

PGS Trường và nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra bổ sung thành phần loài thực vật hang động ở khu vực núi đá vôi ở khu vực miền Trung Việt Nam. Ông cho biết việc nghiên cứu sàng lọc và bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm của khu vực núi đá vôi và khu vực hang động có ý nghĩa trong việc sử dụng nguồn gene độc đáo làm cơ sở phục hồi cảnh quan hang động phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Châu chấu đã tàn phá Trái đất từ trước khi khủng long ra đời

Châu chấu đã tàn phá Trái đất từ trước khi khủng long ra đời

Được mệnh danh " máy xén cỏ", châu chấu là một trong những nhóm côn trùng phổ biến nhất trên thế giới, đặt ra nhiều bài toán thách thức trong đảm bảo an ninh lương thực.

Đăng ngày: 30/05/2024
Giật mình cua đực mang trứng và quá trình

Giật mình cua đực mang trứng và quá trình "chuyển giới" kỳ quặc

Cua xanh đực mất chức năng sinh sản và phát triển mô buồng trứng do một loại ký sinh trùng khét tiếng độc ác.

Đăng ngày: 28/05/2024
Tiết lộ quá trình tiến hóa liên tục của cây lúa trong 100.000 năm

Tiết lộ quá trình tiến hóa liên tục của cây lúa trong 100.000 năm

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho biết lúa dại đã phổ biến ở vùng hạ lưu sông Dương Tử khoảng 100.000 năm trước, đặt nền móng cho việc sử dụng và thuần hóa lúa sau này.

Đăng ngày: 27/05/2024
Nắng nóng đang giết chết loài thụ phấn quan trọng của Trái đất

Nắng nóng đang giết chết loài thụ phấn quan trọng của Trái đất

Ong nghệ, một trong những loài thụ phấn quan trọng trên Trái đất, đang suy giảm số lượng trên phạm vi toàn cầu do nắng nóng.

Đăng ngày: 26/05/2024
Ngộ nghĩnh loài thực vật có hình thù như con cú

Ngộ nghĩnh loài thực vật có hình thù như con cú

Thismia thaithongiana không quang hợp mà lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm. Do vẻ ngoài như con cú, nó còn được gọi là " Mắt cú bí ẩn".

Đăng ngày: 26/05/2024
Liên tục tìm thấy

Liên tục tìm thấy "vàng trắng", chuyên gia kết luận: Chỗ nào có loại cây này nơi đó có kho báu!

Loại " siêu thực vật" này được các chuyên gia đánh giá cao khi mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người.

Đăng ngày: 24/05/2024
Nên làm gì khi bị ong tấn công?

Nên làm gì khi bị ong tấn công?

Sớm nhận diện những hành vi khác lạ của ong và xử lý đúng cách. Đây là những điều cần nhớ nhằm giúp bạn tránh khỏi cuộc tấn công của bầy ong.

Đăng ngày: 23/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News