Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

Áo giáp cổ xưa vẫn lưu giữ được nhiều chi tiết như các khớp nối và khóa dù bị chôn vùi nhiều năm dưới lớp đất có tính axit cao.

Các nhà khoa học phát hiện áo giáp La Mã cổ xưa và hoàn chỉnh nhất tại chiến trường của trận chiến rừng Teutoburg, Kalkriese, Đức, diễn ra vào năm 9, History Blog hôm 27/9 đưa tin. Trước đó, áo giáp La Mã lâu đời nhất loại này được tìm thấy ở Corbridge, Anh, tồn tại từ thế kỷ thứ 2. Tuy nhiên, đó chỉ là những mảnh vỡ, không hoàn chỉnh như áo giáp ở Kalkriese.

Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi
Các mảnh giáp của áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi tại Kalkriese. (Ảnh: History Blog).

Trong quá trình khai quật chiến trường rừng Teutoburg, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 7.000 vật dụng gồm vũ khí, tiền xu đến đồ dùng thường ngày. Hè năm 2018, một thợ dò phát hiện lượng lớn kim loại trong một rãnh khai quật. Các nhà khảo cổ đã đào lên cả khối đất chứa kim loại để đảm bảo những thứ bên trong không tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa nhanh chóng. Họ tiến hành quét khối đất nhằm xác định vật thể bên trong.

Năm 2019, khối đất được chuyển đến Viện Fraunhofer, nơi có máy chụp CT đủ lớn và mạnh để quan sát khối đất đặc. Hình ảnh hé lộ phần còn lại của một chiếc áo giáp La Mã. Nó bị nén lại do trọng lượng của đất dồn xuống suốt 2.000 năm.

Dựa vào ảnh chụp, các nhà khoa học bắt đầu khai quật khối đất. Họ nhận thấy dù đất cát ở Kalkriese có tính axit cao, áo giáp vẫn được bảo quản tương đối tốt. Kim loại đã bị mòn nhiều phần nhưng chiếc áo vẫn còn các khớp nối, khóa, mấu lồi bằng đồng, thậm chí một số mảnh dây da rất hiếm khi lưu giữ được. Nhóm chuyên gia đã tách những phần giáp ở vai và ngực ra và phục hồi, trong khi mảnh giáp bụng vẫn còn trong khối đất. Với thiết kế thời kỳ này, cánh tay không có giáp.


Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi.

Stefan Burmeister, giám đốc bảo tàng Kalkriese cho rằng, chiếc áo giáp thuộc về một lính La Mã bị những chiến binh người German hiến tế. Quanh cổ và vai của người lính này là một loại gông sắt kèm với còng tay. Việc phục hồi áo giáp dự kiến cần thêm hai năm nữa. Khi hoàn tất, áo giáp sẽ được trưng bày tại một triển lãm ở Bảo tàng Kalkriese.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn hài cốt không phải con người nằm lẫn trong khu mộ cổ 8.400 năm

Bí ẩn hài cốt không phải con người nằm lẫn trong khu mộ cổ 8.400 năm

Ngôi mộ đặc biệt trong khu chôn cất thời đại đồ đá vừa được khai quật ở Thụy Điển không chỉ có hài cốt người đàn ông, mà còn có một sinh vật tuyệt chủng dũng mãnh.

Đăng ngày: 28/09/2020
Mở quan tài bằng gỗ 1.000 năm tuổi, nhà khảo cổ bất ngờ khi nhìn vào bên trong

Mở quan tài bằng gỗ 1.000 năm tuổi, nhà khảo cổ bất ngờ khi nhìn vào bên trong

Trong chiếc quan tài gỗ nguyên khối 1.000 năm tuổi đó chứa gì?

Đăng ngày: 28/09/2020
Phát hiện thủy quái 10m thống trị biển Bắc Mỹ 80 triệu năm trước

Phát hiện thủy quái 10m thống trị biển Bắc Mỹ 80 triệu năm trước

Loài bò sát biển tên là “Hàm tử thần” sẵn sàng ăn bất cứ động vật nào nhỏ hơn 6 m bơi qua trước mặt chúng.

Đăng ngày: 27/09/2020
Chỉ mất 27 năm từ khi phát hiện ra đến khi tuyệt chủng, chuyện gì đã xảy ra với con vật khổng lồ này?

Chỉ mất 27 năm từ khi phát hiện ra đến khi tuyệt chủng, chuyện gì đã xảy ra với con vật khổng lồ này?

Chúng là một loài động vật khổng lồ, nhưng số phận lại hẩm hiu, chỉ trong vòng chưa tới 30 năm kể từ khi được con người phát hiện, sinh vật này đã phải chịu số phận tuyệt chủng.

Đăng ngày: 26/09/2020
Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn

Đã tuyệt chủng một thế kỷ, liệu loài ngựa vằn "tàn lụi" này có thể thực sự sống lại?

Các sọc đen và trắng là dấu hiệu nhận biết của loài ngựa vằn. Thế nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy một con ngựa vằn bị mất sọc chưa?

Đăng ngày: 26/09/2020
Chim cánh cụt cổ đại cao bằng người từng sống ở lục địa

Chim cánh cụt cổ đại cao bằng người từng sống ở lục địa "mất tích" thứ 8 của Trái Đất

Trước khi chìm xuống biển, lục địa Zealandia có thể từng là quê hương của một loài chim cánh cụt cổ đại có kích thước khổng lồ, được cho là thủy tổ của tất cả các loài chim cánh cụt ngày nay.

Đăng ngày: 26/09/2020
Bằng chứng về thép không gỉ cách đây 1.100 năm

Bằng chứng về thép không gỉ cách đây 1.100 năm

Nghiên cứu mới cho thấy người Ba Tư đã biết cho thêm chrom vào thép để tăng độ cứng và bền từ rất lâu trước Cách mạng Công nghiệp châu Âu.

Đăng ngày: 25/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News