Phát hiện ba hành tinh mới hình thành trong thiên hà của chúng ta

Việc tìm kiếm các hành tinh trẻ trong thiên hà của chúng ta vẫn là ưu tiên hàng đầu của khoa học. Nhưng với sự trợ giúp của kính thiên văn mặt đất đắt nhất thế giới, hai nhóm các nhà thiên văn học tin rằng họ đã tìm ra không chỉ một, mà là ba hành tinh mới hình thành.

Ba hành tinh trẻ này quay quanh một ngôi sao tên là HD 163296, nằm cách chúng ta khoảng 330 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Nhân Mã.


Ba hành tinh trẻ này nằm trong chòm sao Nhân Mã.

Đây là lần đầu tiên kính thiên văn Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) phát hiện ra các hành tinh mới, nhờ một công nghệ đặc biệt giúp săn tìm chúng.

Cả hai nhóm nhà thiên văn đều quan sát những dấu hiệu bất thường trong dòng khí bên trong một đĩa hình thành hành tinh quanh một ngôi sao trẻ.

Họ đã nghiên cứu bề rộng của khí CO bên trong đĩa này, quan sát các bước sóng ánh sáng phát ra từ các phân tử khí tiết lộ cách nó di chuyển. Bất kì sự di chuyển kì lạ nào trong dòng khí cũng là một dấu hiệu cho thấy nó có liên hệ với một vật thể rất lớn.

Richard Teague, một nhà thiên văn đến từ Đại học Michigan và tác giả của một trong hai bài viết về phát hiện này, giải thích trong một bài phát biểu trên mạng: “Chúng tôi đã quan sát sự di chuyển phạm vi nhỏ, được định vị của dòng khí trong đĩa tiền hành tinh của ngôi sao. Cách tiếp cận hoàn toàn mới này có thể phát hiện những hành tinh trẻ nhất trong thiên hà của chúng ta, tất cả là nhờ những hình ảnh có độ phân giải cao từ kính thiên văn ALMA”.


Dự đoán vị trí của hành tinh - Ảnh từ ESO, ALMA (ESO/NAOJ/NRAO).

Một nhóm các nhà thiên văn do Teague lãnh đạo đã phát hiện hai hành tinh nằm cách ngôi sao 12 tỉ và 21 tỉ km. Trong khi một nhóm khác, do Christophe Pinte đến từ Đại học Monash của Australia dẫn dắt, xác định được một hành tinh nằm cách ngôi sao 39 tỉ km.

Pinte bổ sung: “Việc đo lường dòng khí trong một đĩa tiền hành tinh giúp ta chắc chắn hơn rằng các hành tinh có mặt quanh một ngôi sao trẻ. Kĩ thuật này đem lại một phương hướng mới đầy hứa hẹn để hiểu biết cách hình thành các hệ hành tinh”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News