Phát hiện bằng chứng về yếu tố thúc đẩy đa dạng sinh học trên Trái đất

Bà Naomi Langmore, tác giả chính của nghiên cứu mới tại Trường Nghiên cứu Sinh học thuộc ANU, cho biết việc phát hiện ra hiện tượng đồng tiến hóa là động lực thúc đẩy đa dạng sinh học trên Trái đất.

Các nhà nghiên cứu tại Australia đã phát hiện ra rằng, hiện tượng đồng tiến hóa là động lực thúc đẩy đa dạng sinh học trên Trái đất.

Trong nghiên cứu được công bố ngày 31/5, các nhà nghiên cứu do Đại học quốc gia Australia (ANU) dẫn đầu đã tìm thấy bằng chứng hiếm hoi về việc đồng tiến hóa khi phân tích mối quan hệ tiến hóa của chim cu cu và những con chim mà chim cu cu đẻ trứng trong tổ của chúng.

Phát hiện bằng chứng về yếu tố thúc đẩy đa dạng sinh học trên Trái đất
Hiện tượng đồng tiến hóa là động lực thúc đẩy đa dạng sinh học trên Trái đất. (Nguồn: anu.edu.au).

Đồng tiến hóa là quá trình các loài khác nhau tương tác chặt chẽ với nhau, thúc đẩy những thay đổi mang tính tiến hóa ở nhau, dẫn đến sự hình thành loài - quá trình tiến hóa của một loài mới.

Từ lâu, hiện tượng này đã được coi là lời giải thích khả thi cho lý do tại sao có rất nhiều loài trên Trái đất, nhưng bằng chứng về lý thuyết này vẫn còn rất hiếm.

Bà Naomi Langmore, tác giả chính của nghiên cứu mới tại Trường Nghiên cứu Sinh học thuộc ANU, cho biết chim cu cu là đối tượng lý tưởng để nghiên cứu về sự đồng tiến hóa.

Loài này đẻ trứng vào tổ của các loài chim khác, được gọi là vật chủ. Sau khi nở, chim cu cu con phát triển nhanh hơn con của vật chủ. Chúng thường đẩy trứng hoặc đuổi chim con của vật chủ ra khỏi tổ. Đáp lại, vật chủ đã học cách nhận biết và đẩy trứng chim cu cu ra khỏi tổ của chúng.

Bà Langmore cho biết chỉ những con chim cu cu giống với con của vật chủ nhất mới có cơ hội không bị phát hiện, nhờ vậy qua nhiều thế hệ, những con chim cu cu đã tiến hóa để bắt chước con của vật chủ.

Nghiên cứu cho thấy rằng khi một loài chim cu cu chiếm ưu thế so với một số vật chủ khác nhau, chúng sẽ phân chia về mặt di truyền thành nhiều loài khác nhau - mỗi loài bắt chước con của vật chủ.

Những con chim cu cu gây tổn hại nhiều nhất cho vật chủ của chúng lại có nhiều khả năng thúc đẩy sự hình thành loài nhất, dẫn đến cuộc chạy đua tiến hóa giữa khả năng phòng vệ của vật chủ và khả năng thích ứng của chim cu cu.

Đồng tác giả nghiên cứu Clare Holleley thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) nhấn mạnh rằng phát hiện này có ý nghĩa rất lớn trong sinh học tiến hóa, cho thấy sự đồng tiến hóa giữa các loài tương tác làm tăng đa dạng sinh học bằng cách thúc đẩy sự hình thành loài.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Thuyền hình" - Vũ khí răn đe đáng sợ ở Ba Tư cổ xưa

Thuyền hình (scaphism) là một từ khiến người ta rùng mình. Đây là một trong những phương pháp trừng phạt khủng khiếp và kinh hoàng nhất từng được nghĩ ra.

Đăng ngày: 02/06/2024
Mẫu máy bay chở khách lớn nhất không thành hiện thực

Mẫu máy bay chở khách lớn nhất không thành hiện thực

Mẫu Tupolev Tu-404 của Nga là máy bay chở khách lớn nhất từng được thiết kế, nhưng chưa từng đi vào hoạt động.

Đăng ngày: 02/06/2024
Robot Nhật Bản lập kỷ lục xoay rubik nhanh nhất thế giới

Robot Nhật Bản lập kỷ lục xoay rubik nhanh nhất thế giới

Robot của công ty Mitsubishi Electric xoay khối rubik 3x3x3 tiêu chuẩn chỉ trong 0,305 giây, vượt xa kỷ lục 4,48 giây của con người.

Đăng ngày: 02/06/2024
Công ty Australia đông lạnh người đầu tiên để chờ hồi sinh

Công ty Australia đông lạnh người đầu tiên để chờ hồi sinh

Người đàn ông Australia khoảng hơn 80 tuổi qua đời ngày 12/5 được đông lạnh -200 độ C để bảo quản và chờ tiến bộ y học trong tương lai.

Đăng ngày: 01/06/2024
Trung Quốc hoàn thành mô phỏng lượng tử bẫy ion lớn nhất thế giới

Trung Quốc hoàn thành mô phỏng lượng tử bẫy ion lớn nhất thế giới

Đây là mô phỏng hoặc tính toán lượng tử lớn nhất được thực hiện từ trước đến nay, được kỳ vọng có thể mở đường cho sự ra đời của điện toán lượng tử quy mô lớn.

Đăng ngày: 31/05/2024
Bẫy nhiệt nóng hơn 1.000 độ C nhờ ánh sáng Mặt trời

Bẫy nhiệt nóng hơn 1.000 độ C nhờ ánh sáng Mặt trời

Nhóm chuyên gia ETH Zurich phát triển bẫy nhiệt có thể hấp thụ ánh sáng Mặt Trời tập trung, tạo ra mức nhiệt cực cao dùng cho sản xuất.

Đăng ngày: 31/05/2024
Giới khoa học tìm kiếm loạt giải pháp thay thế pin lithium

Giới khoa học tìm kiếm loạt giải pháp thay thế pin lithium

Thế giới đang chạy đua tìm kiếm các giải pháp thay thế pin lithium-ion, đón trước viễn cảnh nhu cầu pin loại này sẽ tăng gấp 60 lần chỉ trong vòng 2 thập kỷ.

Đăng ngày: 31/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News