Khám phá những hiện tượng tiến hóa hết sức đặc biệt của sinh vật

Mục đích cuối cùng của quá trình tiến hóa là giúp sinh vật sở hữu những tính trạng có khả năng thích nghi tối ưu với điều kiện môi trường sống. Do đó, trong tự nhiên cũng tồn tại rất nhiều con đường tiến hóa hết sức đặc biệt, dẫn tới sự hình thành của những loài động thực vật “có một không hai”.

Khám phá những hiện tượng tiến hóa hết sức đặc biệt của sinh vật
Tiến hóa bắt chước
là hiện tượng một sinh vật tiến hóa theo hướng “copy” một đặc điểm hình thái nào đó của loài khác, nhằm phục vụ cho mục đích sinh sản, săn mồi hay xua đuổi kẻ thù. Có thể kể ra một số trường hợp Tiến hóa bắt chước điển hình như: các loài côn trùng có hình dạng chiếc lá, cành cây để ngụy trang; một vài loài bướm, nhện, ếch nhìn y hệt như phân chim; đặc biệt còn có loài lan sở hữu dạng cánh hoa và cả mùi hương bắt chước ruồi và ong bắp cày cái, nhằm đánh lừa con đực đến thụ phấn cho chúng.

Khám phá những hiện tượng tiến hóa hết sức đặc biệt của sinh vật
Aposematism
là kiểu tiến hóa dẫn đến kết quả sinh vật sở hữu màu sặc sỡ như cam, đỏ, vàng. Hình thức tiến hóa này thường xuất hiện ở các loại động vật bậc thấp, đặc biệt là côn trùng. Cùng là để không bị biến thành thức ăn của kẻ săn mồi, nhưng thay vì cố bắt chước sự vật trong tự nhiên, những sinh vật này lại sử dụng màu sắc bắt mắt của mình để phát đi tín hiệu cảnh báo: “Nếu không muốn chết, đừng dại gì ăn tôi vì tôi rất độc đấy”. Aposematism cũng được ghi nhận ở cả động vật hoạt động về đêm. Chẳng hạn như một vài loài cuốn chiếu “phô trương” sự độc hại của mình bằng chất phát quang sinh học.

Khám phá những hiện tượng tiến hóa hết sức đặc biệt của sinh vật
Trong trường hợp của loài công, bộ đuôi cực kỳ lộng lẫy mà con đực sở hữu chính là kể quả của quá trình tiến hóa theo hướng “Chọn lọc giới tính”. Có thể hiểu một cách đơn giản là: những con công đực có bộ đuôi càng đẹp sẽ càng dễ thu hút được con cái, trong mùa giao phối. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng sẽ có cơ hội bắt cặp và duy trì nòi giống thành công cao hơn. Ngược lại, những con công đực xấu sẽ rất khó hoặc không thể tìm được bạn tình. Kết quả là quần thể công sẽ giữ lại các con công đực có kiểu hình đuôi đẹp và đào thải dần tính trạng đuôi xấu. Bên cạnh loài công, chúng ta có thể bắt gặp hiện tượng Chọn lọc giới tính ở loài ếch. Theo đó, những cá thể ếch đực có tiếng kêu “ộp ộp” trầm hơn sẽ được con cái để mắt tới nhiều hơn.

Khám phá những hiện tượng tiến hóa hết sức đặc biệt của sinh vật
“Neoteny”
hay được gọi là “Ấu nhi” là hiện tượng con trưởng thành không thay đổi hình thái hoàn toàn, mà vẫn giữ lại một số đặc điểm kiểu hình của con non. Đại diện điển hình nhất của hiện tượng Ấu nhi chính là loài kỳ giông Axolotls. Không giống như ếch (cũng là một đại diện đến từ lớp lưỡng cư như kỳ giông), khi trưởng thành sẽ khác hoàn toàn với dạng con non là nòng nọc cả về hình thái lẫn môi trường sống, Axolotls dù mọc thêm 4 chi vẫn giữ lại chiếc đuôi, để thích nghi cũng như sinh sống hoàn toàn ở dưới nước. Theo các nhà khoa học, hiện tượng Ấu nhi ở kỳ giông là kết quả của quá trình tiến hóa, khi giống loài này lựa chọn con đường ở lại môi trường nước, thay vì lên bờ, nơi thiếu hụt thức ăn và đầy rẫy những kẻ săn mồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News