Hiện tượng tiến hóa ở chuột có thể giải thích được bệnh vô sinh ở người

Các nhà khoa học của trường Đại học Liverpool đã phát hiện ra rằng chuột đồng tiến hóa theo một cách đặc trưng để đảm bảo cho việc thụ tinh nhanh hơn, hiện tượng này có thể giải thích được một số trường hợp vô sinh ở người.

Đội ngũ nghiên cứu phối hợp với trường đại học Charles ở Prague đã khám phá ra chuột đồng chịu mất đi một số tính chất bảo vệ miễn dịch của chúng để có quá trình thụ tinh diễn ra nhanh hơn. Điều này xảy ra là do sự thiếu mất một protein có tên gọi là CD46. Protein này có cả ở động vật và người và giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công vào hệ miễn dịch. Qua thời gian, chuột đồng đã đánh mất khả năng sản xuất ra protein này, dẫn đến việc mất tính ổn định của cấu trúc hình nón hay còn gọi là thể ngọn, cấu trúc này bao phủ đầu của tinh trùng.

Nghiên cứu mới cho thấy chuột đồng sản sinh ra một protein đặc biệt có tính miễn dịch để giúp cho quá trình thụ tinh diễn ra nhanh hơn nhằm cạnh tranh với các loài chuột khác. (Ảnh: iStockphoto/Silvia Letizia Gandolla)

Sự không ổn định này cho phép các thể đỉnh tách rời ra khỏi đầu tinh trùng để tạo ra một bề mặt mới thiết yếu cho tinh trùng hợp nhất vào với trứng. Đây là một quá trình tự nhiên diễn ra ở người trong một khoảng thời gian, nhưng chuột đồng lại có một cách giúp tiến trình này diễn ra nhanh hơn.

Giáo sư Peter Johnson – nhà miễn dịch học giải thích: “Chuột đồng sản sinh ra một protein đặc biệt có tính miễn dịch giúp cho quá trình sinh sản này diễn ra nhanh hơn nhằm cạnh tranh thành công với các loài chuột khác. Chuột cái sẽ sản sinh ra nhiều trứng nếu có nhiều chuột đực cạnh tranh vì nó, và sẽ rất có lợi cho một con chuột đực nếu tinh trùng của nó phản ứng nhanh chóng để đánh bại các đối thủ khác trong việc thụ tinh."

Bằng cách trau dồi những hiểu biết về khuyết điểm của protein CD46, chúng ta có thể cải thiện được những phương pháp chữa trị bệnh vô sinh ở người. Thông thường ở người chỉ có một trứng duy nhất được sản sinh ra trong một tháng và không có sự tiến hóa cần thiết để tăng sự phản ứng nhanh của tinh trùng đối với việc thụ tinh của trứng. Vì vậy mà tiến trình này chậm hơn, và bất cứ sai sót nào ở protein CD46 cũng có thể dẫn đến việc làm tinh trùng mất tính ổn định rất sớm.

Điều thú vị là phản ứng nhanh ở chuột cũng tương tự như phản ứng ở việc thụ tinh trong ống nghiệm ở người, thể đỉnh trong phương pháp thụ tinh này được tách ra khỏi đầu tinh trùng theo cách thức nhân tạo trước khi nó được đưa đến trứng để đẩy nhanh tiến trình thụ tinh. Chuột đồng dường như tiến hành quá trình này một cách tự nhiên.

Nghiên cứu này được công bố trên tờ Reproduction.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News