Phát hiện bằng chứng vi khuẩn "ma cà rồng" gần 1 tỉ năm tuổi

Theo các chuyên gia, vi khuẩn này đang góp phần xác nhận một giả thuyết tiến hóa.

Bằng chứng mới nhất về vi khuẩn "ma cà rồng" 1 tỉ năm tuổi

Thực ra, "ma cà rồng" không phải là một thứ gì đó quá thần thoại. Bằng chứng là thế giới động vật có rất nhiều loài là "ma cà rồng" - những loài hút máu - như cá mút đá, dơi, cùng rất nhiều loài giun và sâu khác.


Cá mút đá - ma cà rồng của tự nhiên.

Tuy nhiên thời điểm gần 1 tỉ năm trước, từ trước khi "máu" hình thành, các dạng sống đầu tiên trên hành tinh đã có khả năng "ma cà rồng" - cưỡng ép hút chất dinh dưỡng từ cá thể khác. Các nhà khoa học thuộc ĐH California đã tuyên bố xác nhận được có loại vi khuẩn như thế xuất hiện khoảng 750 triệu năm trước.

Cụ thể, Susannah Porter - nhà cổ sinh vật học tại ĐH California - đã sử dụng máy quét electron để kiểm tra hóa thạch của "sinh vật nhân thực" (eukaryota - sinh vật có nhân tế bào - nơi chứa vật liệu di truyền - được bao bọc bởi một lớp màng).


Cơ chế hút dưỡng chất của vi khuẩn "ma cà rồng".

Kết quả cho thấy các sinh vật này đều có nhiều lỗ thủng với kích cỡ tương đồng trên thành tế bào. Điều này cho thấy chúng đã bị một vi khuẩn nào đó săn đuổi, hút lấy tế bào chất, giống như các huyền thoại "ma cà rồng" của chúng ta ngày nay.

Các khoa học gia cho biết ngày nay cũng có khá nhiều loại trùng amip làm như vậy- như loài Vampyrella ulothrichis. Chúng thường sử dụng các vòi bám lấy thành tế bào của "nạn nhân", tiết ra enzym phân giải lớp màng bên ngoài, và rồi hút hết chất tế bào bên trong.

Cơ chế này có lẽ cũng giống với vi khuẩn "ma cà rồng" vào thời xa xưa. Tuy nhiên, các khoa học gia chưa thể chắc chắn được điều này, vì hiện hóa thạch của vi khuẩn "ma cà rồng" vẫn chưa được tìm thấy.

Tuy nhiên, việc biết được có sự tồn tại của vi khuẩn biết săn mồi có thể giúp các khoa học gia xác nhận được quy luật tiến hóa Red Queen - rằng các sinh vật sống phải tiến hóa và thích nghi liên tục khi đối mặt với những mối đe dọa tới sự tồn vong của chúng.


Ngoại trừ việc thu nhỏ về kích cỡ, cá mập trắng so với tổ tiên của nó không có thay đổi nhiều về hình dạng.

Trong khi đó, các sinh vật nhân thực Eukaryota xuất hiện từ 1,8 tỉ năm trước, nhưng sau 800 triệu năm chúng đột nhiên tiến hóa rất nhanh. Đó là bằng chứng cho thấy có sự xuất hiện của "kẻ săn mồi", vì sinh vật không nhất thiết phải tiến hóa nếu như không bị đe dọa, giống như loài cá mập gần như không thay đổi nhiều trong 400 triệu năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News