Phát hiện bất ngờ: Hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên ở hồ Đồng Mô

Sau nhiều năm kiên trì theo dõi, nhóm bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) đã chụp được bức hình có hai cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, khẳng định thêm cơ sở có 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm tại Việt Nam, nâng tổng số cá thể loài này trên thế giới lên 4.

Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á cho biết, vào ngày 20/8/2020, anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ thực địa của ATP đã chụp lại khoảnh khắc hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên tại một địa điểm.


Bức ảnh ghi nhận 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên ở hồ Đồng Mô. (Ảnh: ATP).

Hình ảnh này cung cấp thêm bằng chứng vững chắc cho thấy, có ít nhất 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm sống tại hồ Đồng Mô, Hà Nội – nơi từng được coi là vương quốc của loài rùa Hoàn Kiếm trước khi bị săn bắt đến cạn kiệt.

Tuy nhiên, để có thể khẳng định chắc chắn việc tìm ra cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ Ba ở Việt Nam và là cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ 4 còn tồn tại trên thế giới cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu để xác định danh tính của cá thể rùa mới này.

Anh Hoàng Văn Hà, cán bộ ATP chia sẻ: “Cần chụp thêm các bức ảnh độ nét rõ hơn hoặc tiến hành bắt cá thể để khẳng định loài. Dù vậy, kích thước của cá thể rùa thứ hai mang lại niềm tin cho chúng tôi rằng đó là một cá thể rùa Hoàn Kiếm”.

Hồ Đồng Mô là địa điểm ghi nhận cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) hoang dã đầu tiên trên thế giới vào năm 2007. Các ngư dân ở hồ Đồng Mô từ lâu đã khẳng định có một cá thể thứ hai nhỏ hơn đang sống trong hồ và các cán bộ thực địa của ATP tin rằng họ đã nhìn thấy cá thể đó nhiều lần từ năm 2011. Các bức ảnh chụp được ngày 20/8 càng khẳng định thêm khả năng tồn tại ít nhất 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm tại đây.


Anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ ATP vừa chụp được ảnh 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng xuất hiện. (Nguồn: ATP).

Trường hợp đây là cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ 3 tại Việt Nam sẽ mở rộng thêm cơ hội bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.

Trên thế giới hiện nay ghi nhận chính thức 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm gồm một cá thể đực sống tại vườn thú Tô Châu, Trung Quốc và hai cá thể rùa của Việt Nam (một cá thể ở Xuân Khanh, một cá thể ở hồ Đồng Mô).

Con đường khôi phục quần thể rùa quý hiếm nhất thế giới này đang vô cùng mờ mịt và chỉ còn hy vọng ở phía Việt Nam, sau khi cá thể cái ở Trung Quốc chết vào năm 2018. Dù vậy, tại Việt Nam đến nay vẫn chưa xác định được giới tính của hai cá thể rùa Hoàn Kiếm được xác nhận chính thức tại hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh.

UBND thành phố Hà Nội trước đó đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm) tại các hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030 với mục tiêu lâu dài là ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng rùa Hoàn Kiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong kế hoạch có đề xuất việc nghiên cứu xây dựng cơ sở bảo tồn rùa Hoàn Kiếm đồng thời xác minh số lượng cá thể, giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh. Dự kiến giai đoạn 2021- 2025 sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.

Từ đó đến 2026 sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ương nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới và là biểu tượng tâm linh của người Hà Nội.

Các nhà bảo tồn cho rằng, Hà Nội cần nhanh chóng triển khai kế hoạch trên để bảo vệ và khôi phục quần thể rùa Hoàn Kiếm. Ngoài ra cần huy động nguồn lực để tìm kiếm thêm các cá thể rùa Hoàn Kiếm ở ngoài tự nhiên. “Hy vọng tìm thấy thêm rùa Hoàn Kiếm ngoài tự nhiên vẫn còn sau khi chúng tôi tiến hành thu thập thông tin ở nhiều nơi nhưng chúng tôi đang thiếu nguồn lực để tìm kiếm tiếp”, đại diện ATP chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới

Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới

Hổ được coi là một trong những loài vật quý trong văn hóa và tôn giáo của một số quốc gia Đông Á. Trong văn hóa Việt Nam, hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh, can đảm và sự chung thủy.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News