Phát hiện bí mật về tế bào kháng virus HIV tự nhiên

Các nhà khoa học ngày 10/6 cho biết đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi vì sao một số ít người nhiễm virus HIV lại có khả năng tự nhiên chống lại căn bệnh AIDS chết người, qua đó mở ra triển vọng bào chế vắc xin phòng bệnh.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học của bốn nước đến từ Mỹ, Canada, Nhật Bản và Đức khẳng định bí mật không phải nằm ở số lượng các tế bào loại bỏ sự nhiễm bệnh có trong cơ thể bệnh nhân, mà là hiệu quả hoạt động của những tế bào này.

Theo nghiên cứu trước đó, chỉ khoảng 1/300 người có khả năng kiểm soát virus HIV mà không cần uống thuốc, nhờ một loại tế bào đặc biệt có tên cytotoxic T lymphocyte (CTL).


Virus HIV

Nghiên cứu thêm về khám phá này, các nhà khoa học cho rằng loại tế bào CTL có những phân tử được gọi là các thụ quan (receptor) có khả năng tốt hơn trong việc phát hiện các tế bào máu trắng bị nhiễm HIV để tấn công.

Phát biểu với AFP, ông Bruce Walker, một chuyên gia về các căn bệnh truyền nhiễm tại Viện Ragon ở Massachusetts, Mỹ, nói đến nay, chúng ta đều biết rằng những người bị nhiễm HIV: "có vô số những tế bào đặc biệt này. Sau quá trình dày công nghiên cứu để tìm ra câu trả lời vì sao với nhiều tế bào đặc biệt như vậy mà người ta vẫn bị chuyển sang giai đoạn AIDS, hóa ra là do có một đặc tính khiến một số tế bào trở nên hiệu quả hơn trong việc loại bỏ sự nhiễm bệnh".

Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 10 người nhiễm bệnh, trong đó năm người sử dụng thuốc để kiểm soát HIV trong khi năm người còn lại tự kiểm soát được bệnh và vẫn khỏe mạnh một cách tự nhiên.

Qua nghiên cứu, Walker cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cách thức những tế bào đặc biệt có thể phát hiện tế bào nhiễm bệnh và tấn công chúng hoàn toàn khác so với những gì diễn ra ở người bình thường. Cái mà bệnh nhân cần không phải là một tế bào đặc biệt mà là một tế bào đặc biệt với một receptor (tế bào T) đặc biệt hiệu quả trong việc xác định tế bào nhiễm bệnh.

Đến nay, các nỗ lực nhằm bào chế vắcxin đều đã thất bại vì các receptor tế bào T được tạo ra không phải là loại hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù nghiên cứu chỉ ra cho các nhà khoa học thấy cách thức phát hiện và thống kê những tế bào hiệu quả, song họ vẫn chưa thể biết cách để tạo ra chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News