Phát hiện biển nước mặn trên mặt trăng Mộc tinh

Các nhà thiên văn học quốc tế tuyên bố đã có đủ bằng chứng để xác định dưới bề mặt của mặt trăng Ganaymede, vệ tinh lớn nhất của Mộc tinh, có một biển nước mặn khổng lồ.

NASA chuẩn bị khám phá Mặt Trăng tuyệt đẹp của Sao Mộc

Phát hiện tia nước bắn ra từ cực nam mặt trăng của sao Mộc

Tàu ngầm mini thám hiểm mặt trăng của sao Mộc

Các nhà khoa học phát hiện thấy biển nước mặn trên mặt trăng Ganaymede

Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các chuyên gia đã sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble để phát hiện ra dấu vết của biển nước mặt dưới bề mặt mặt trăng Ganaymede. Đây là mặt trăng duy nhất trong hệ mặt trời có từ trường riêng.

Nhờ có từ trường nên trên bề mặt Ganaymede xuất hiện cực quang tím ở bắc và nam cực mặt trăng này. Tuy nhiên từ trường của mặt trăng Ganaymede bị từ trường của Mộc tinh tác động, khiến cực quan trên Ganaymede bị dịch chuyển.


Cực quang trên bề mặt mặt trăng Ganaymede theo mô tả của NASA - (Ảnh: NASA)

Qua nghiên cứu các chuyển động của cực quang trên Ganaymede, các nhà khoa học xác định dưới bề mặt của mặt trăng này phải có một đại dương nước mặn khổng lồ. Đại dương này làm giảm tác động của từ trường Mộc tinh lên Ganaymede.

Giáo sư Joachim Saur thuộc ĐH Cologne, người dẫn đầu nghiên cứu mặt trăng Ganaymede, cho biết đại dương trên Ganaymede sâu gấp 10 lần các đại dương trên trái đất.

Trên thực tế, giới khoa học đã nghi ngờ mặt trăng Ganaymede có đại dương từ nhiều năm trước. Nhưng đây mới là lần đầu tiên họ thu thập được bằng chức xác định nghi ngờ này.

Một đại dương sâu thẳm dưới bề mặt băng giá của Ganaymede mở ra khả năng sự sống tồn tại bên ngoài trái đất” - chuyên gia NASA  khẳng định.

Chuyên gia Jim Green, giám đốc khoa học hành tinh của NASA, mô tả phát hiện này cho thấy hệ mặt trời là “nơi đẫm nước”. Trước Ganaymede, các nhà khoa học cũng xác định một loạt mặt trăng có đại dương dưới bề mặt như Europa, Caliso (vệ tinh của Mộc tinh), Enceladus, Titan và Mimas (vệ tinh của Thổ tinh), Triton (vệ tinh của Hải Vương tinh).

Theo dự kiến, châu Âu sẽ phóng tàu vũ trụ Juice tới quỹ đạo của mặt trăng Ganaymede để nghiên cứu vào thập niên 2030.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News