Phát hiện bọ cạp sống trên sao Kim?
Một nhà khoa học Nga tuyên bố đã tìm thấy sự sống trên sao Kim, một phát hiện nếu chính xác, sẽ làm đảo lộn toàn bộ hiểu biết trước đây của con người về Thái dương hệ.
>>> Sao Kim lướt ngang qua mặt trời
Leonid Ksansfomaliti, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu không gian của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, sau khi phân tích các bức ảnh được một vệ tinh của Nga chụp được khi đáp xuống bề mặt sao Kim cách đây 30 năm, ông đã nhìn thấy một cơ thể có hình bọ cạp, một chiếc đĩa CD và một số vật thể màu đen khác. Đáng chú ý hơn, có vẻ như chúng đang di chuyển tại thời điểm camera của vệ tinh ghi hình lại cảnh tượng.
Nhà khoa học Ksansfomaliti tuyên bố đã tìm thấy những sinh vật "di động" trên bề mặt sao Kim
Sao Kim là hành tinh tương đồng nhất với Trái đất trong Thái dương hệ, cả về kích cỡ lẫn cấu trúc. Đường kính của nó là 7521 dặm, nhỏ hơn không đáng kể so với đường kính 7926 dặm của Trái đất. Tuy nhiên, bề mặt sao Kim lại rất khác biệt: đây là hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời, bởi bầu khí quyển của nó có tới 97% là khí gas nhà kính carbon dioxide. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ bề mặt thường xuyên của sao Kim là 480C, đủ nóng để làm tan chảy chì. Thậm chí nền nhiệt này còn cao hơn cả sao Thủy, vốn là hành tinh gần Mặt trời nhất.
Vật thể hình bọ cạp trên bức ảnh do vệ tinh Nga chụp được vào năm 1982.
Ngoài ra, áp lực khí quyển cũng cao gấp 96 lần so với Trái đất. Và sao Kim là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời “quay ngược” khi mặt trời mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông.
“Tất cả các vật thể này đều xuất hiện, dao động bập bềnh rồi biến mất đột ngột”, ông Ksanfomaliti cho biết trên Tạp chí Nghiên cứu Thái dương hệ.
“Nếu như chúng ta có thể quên hết những giả thuyết hiện hành về việc không thể tồn tại sự sống trên sao Kim, dựa trên những đặc điểm hình thái học đơn thuần mà nói thì có thể giả định là chúng là sinh vật sống”.
Sao Kim tương đồng với Trái đất nhất trong Thái dương hệ
Trước đây, chưa có bất cứ báo cáo nào về việc ghi nhận được sự sống trên sao Kim. Mặc dù vậy, theo DailyMail, các nhà khoa học cũng không dám loại trừ khả năng từng có sự sống trên hành tinh này, dù hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung tìm kiếm dấu vết của đại dương và sự sống ở giai đoạn sơ nguyên, trước khi “hiệu ứng nhà kính” tạo cho sao Kim một nhiệt độ bề mặt khủng khiếp như vậy.
“Các giả thuyết hiện nay cho rằng sao Kim và Trái đất có khởi nguồn khá giống nhau. Đã từng có nhiều nước trên sao Kim”, Giáo sư Andrew Ingersoll của Caltech từng nhận định như vậy trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Astrobiology vào năm 2004.
Kể từ khi vệ tinh Nga ghé thăm hành tinh này, nhiều tàu thăm dò của Nasa cũng đã đổ bộ và chụp được nhiều hình ảnh chi tiết, sắc nét hơn về bề mặt sao Kim: Tất cả đều không có dấu vết của sự sống. Đơn cử như tàu Magellan của NASA đáp xuống sao Kim vào tháng 8/1990 có độ phân giải ảnh cao gấp 10 lần so với vệ tinh Soviet Venera của Nga.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
