Phát hiện bộ xương khủng long cổ xưa nhất tại châu Phi

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế vừa công bố phát hiện của họ về bộ xương khủng long được cho là lâu đời nhất ở châu Phi.

Bộ xương của Mbiresaurus raathi, một loài khủng long cổ dài chuyên ăn thực vật, được tìm thấy ở miền bắc Zimbabwe. Các nhà nghiên cứu cho biết Mbiresaurus raathi sống cách đây hơn 230 triệu năm.

Phát hiện bộ xương khủng long cổ xưa nhất tại châu Phi
Hình ảnh mô phỏng về loài khủng long Mbiresaurus raathi. (Nguồn: Business Insider).

Mbiresaurus raathi có chiều dài khoảng 1,8 mét, với phần đuôi khá dài, và nặng từ 10 - 32kg. Mbiresaurus raathi được xem là một sinh vật thuộc họ khủng long cổ dài sauropodomorph.

Bộ xương hầu như còn nguyên vẹn được sinh viên của trường Đại học Công nghệ Virginia (Mỹ) Christopher Griffin và các nhà cổ sinh vật học khác tìm thấy trong hai lần khai quật ở Zimbabwe vào năm 2017 và 2019.

Nhóm các nhà khoa học quốc tế này cho biết các phần xương còn thiếu duy nhất của con khủng long là mảnh xương bàn tay và mảnh xương hộp sọ.

Griffin cho biết: “Việc phát hiện ra xương của Mbiresaurus raathi đã lấp đầy khoảng trống địa lý quan trọng trong hồ sơ hóa thạch của loài khủng long lâu đời nhất. Phát hiện cũng cho thấy sức mạnh của hoạt động nghiên cứu thực địa dựa trên giả thuyết, để kiểm tra các dự đoán về quá khứ cổ đại”.

Theo các nhà khoa học, Mbiresaurus raathi đứng bằng hai chân và có cái đầu tương đối nhỏ, với những chiếc răng hình tam giác có răng cưa trong miệng.

Phát hiện bộ xương khủng long cổ xưa nhất tại châu Phi
Christopher Griffin trong một lần khai quật ở Zimbabwe. (Nguồn: Business Insider)

"Đây là những con khủng long cổ xưa nhất mà chúng ta biết tới, đã từng sống tại khu vực châu Phi. Chúng có tuổi đời gần tương đương với những con khủng long cổ xưa nhất, được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới," Griffin nói. "Những con khủng long cổ xưa nhất được biết đến tới nay, sinh sống cách đây khoảng 230 triệu năm trong Giai đoạn Carnian của kỷ Trias muộn, cũng cực kỳ hiếm và chỉ được phát hiện tại một số nơi trên thế giới, chủ yếu là miền bắc Argentina, miền nam Brazil và Ấn Độ".

Phần lớn bộ xương của Mbiresaurus hiện đang được lưu giữ tại Đại sảnh Derring của trường Đại học công nghệ Virginia để được làm sạch và phục vụ việc nghiên cứu.

Tuy nhiên, sau khi việc nghiên cứu hoàn tất, bộ xương sẽ được chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Zimbabwe ở Bulawayo, cùng với bất kỳ hóa thạch bổ sung nào được tìm thấy trong khu vực.

"Việc bộ xương Mbiresaurus được tìm thấy trong trạng thái gần như hoàn chỉnh khiến nó trở thành tài liệu tham khảo hoàn hảo cho những phát hiện tiếp theo", Michel Zondo, người phụ trách và chuẩn bị hóa thạch tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Zimbabwe, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Ông cho biết thêm: "Đây là con khủng long thuộc họ sauropodomorph đầu tiên với kích thước như vậy được tìm thấy ở Zimbabwe. Hầu hết các khủng long thuộc họ sauropodomorph mà chúng tôi tìm thấy trước đây thường có kích thước trung bình đến lớn".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phục dựng gương mặt người phụ nữ 5.700 năm trước

Phục dựng gương mặt người phụ nữ 5.700 năm trước

Các nhà nghiên cứu tái tạo lại gương mặt của người phụ nữ 40 tuổi sống ở Malaysia ngày nay từ hộp sọ gần như nguyên vẹn.

Đăng ngày: 04/09/2022
Sự thật về kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông

Sự thật về kim tự tháp Ai Cập mọc bên dòng sông "ma"

Kỳ quan thế giới Giza và các kim tự tháp khác quanh đó không hề được xây dựng giữa sa mạc khô cằn, nghiên cứu mới tiết lộ.

Đăng ngày: 01/09/2022
Phân tích ADN hé lộ 17 nạn nhân vụ thảm sát dưới đáy giếng thời Trung Cổ ở Anh

Phân tích ADN hé lộ 17 nạn nhân vụ thảm sát dưới đáy giếng thời Trung Cổ ở Anh

Sau 12 năm nghiên cứu, các nhà khoa học mới đây đã giải mã được bí ẩn về 17 bộ hài cốt bị vứt lộn xộn trong một chiếc giếng thời trung cổ.

Đăng ngày: 01/09/2022
Ngọc cổ hơn 200 tuổi lần đầu được trưng bày ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngọc cổ hơn 200 tuổi lần đầu được trưng bày ở Thành phố Hồ Chí Minh

Khoảng 200 hiện vật ngọc, thế kỷ 18, 19, lần đầu được giới thiệu với khán giả tại triển lãm " Dáng ngọc", hôm 30 8.

Đăng ngày: 31/08/2022
Con người đã di cư đến Nam Mỹ từ 17 nghìn năm trước

Con người đã di cư đến Nam Mỹ từ 17 nghìn năm trước

các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về việc những người đầu tiên di cư từ Siberia đến Bắc Mỹ khoảng 14.000 đến 17.000 năm trước

Đăng ngày: 31/08/2022
Phát hiện ngọn đồi trong trường đại học là giả, chứa xương cốt

Phát hiện ngọn đồi trong trường đại học là giả, chứa xương cốt

Theo Heritage Daily, phát hiện này cho thấy những ngọn đồi trong khuôn viên LSU là công trình nhân tạo lâu đời nhất từng được biết đến ở Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 31/08/2022
Phát hiện hài cốt ngàn năm mang dị biến giới tính siêu hiếm

Phát hiện hài cốt ngàn năm mang dị biến giới tính siêu hiếm

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra bằng chứng cổ xưa nhất về dị thường di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới, từ một ngôi mộ cổ 1.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 30/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News