Phát hiện bong bóng khí nóng quay quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí "Astronomy and Astrophysics" ngày 22/9, các nhà thiên văn học cho biết họ vừa phát hiện một bong bóng khí nóng quay quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà với vận tốc chóng mặt.
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một bong bóng khí nóng quay quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà. (Ảnh: AFP)
Nhà vật lý thiên văn Maciek Wielgus tại Viện Thiên văn vô tuyến Max Planck (Đức), tác giả nghiên cứu, nêu rõ kính thiên văn vô tuyến ALMA trên dãy núi Andes của Chile đã phát hiện một vài điều "thực sự khó hiểu" liên quan tới siêu hố đen Sagittarius A* ở trung tâm của Dải Ngân hà, cách Trái đất khoảng 27.000 năm ánh sáng.
Chỉ vài phút trước khi ALMA bắt đầu quá trình thu thập dữ liệu vô tuyến, kính thiên văn không gian Chandra đã nhận thấy các tia X tăng đột biến. Vụ nổ năng lượng này đã tạo ra một bong bóng khí nóng quanh xung quanh hố đen.
Bong bóng khí - còn được gọi là một điểm nóng - có quỹ đạo tương tự như quỹ đạo của sao Thủy quay xung quanh Mặt trời. Tuy nhiên, trong khi sao Thủy quay quanh Mặt trời một vòng hết 88 ngày (trên Trái đất) thì chu kỳ quay của bong bóng khí này chỉ trong vòng 70 phút. Điều đó đồng nghĩa nó di chuyển với vận tốc tương ứng khoảng 30% vận tốc ánh sáng.
Các nhà thiên văn học cho biết, bong bóng nói trên chỉ tồn tại trong khoảng một vài giờ. Tuy nhiên, họ hy vọng phát hiện này sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách thức hoạt động của những "quái vật" thiên hà không thể quan sát được với vận tốc cực lớn như vậy.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km
Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
