Phát hiện bức tường cổ bí ẩn dài hơn 100km ở Iran
Ai là những người đã xây bức tường cực dài này? Làm thế nào để xây nó và nó có mục đích gì? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà khảo cổ học đau đầu.
Các nhà khảo cổ đã xác định phần còn lại của một bức tường đá ở Iran kéo dài khoảng 71 dặm (115km), nằm ở Sar Pol-e Zahab miền tây Iran.
Khu vực có mũi tên đỏ ở góc dưới bức ảnh chính là vị trí của bức tường Gawri Wall.
"Với khối lượng ước tính rơi vào khoảng một triệu mét khối đá, bức tường đòi hỏi các nguồn lực đáng kể về lực lượng lao động, vật liệu và thời gian", Sajjad Alibaigi, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc khoa khảo cổ học tại Đại học Tehran cho biết.
Bức tường cổ có cấu trúc chạy theo hướng bắc-nam từ dãy núi Bamu ở phía bắc đến một khu vực gần làng Zhaw Marg ở phía nam.
Đồ gốm được tìm thấy dọc theo bức tường cũng cho thấy nó có thể được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên đến tận thế kỷ thứ sáu sau Công Nguyên.
Alibaigi chia sẻ: "Tàn dư của công trình liên quan hiện đã bị phá hủy, có thể nhìn thấy ở những nơi dọc theo tường. Đây có thể là những tháp pháo hoặc các tòa nhà với vật liệu ở địa phương như đá cuội và những tảng đá, với vữa thạch cao còn sót lại ở nhiều nơi".
Mặc dù các nhà khảo cổ học cho đến mới đây mới biết đến sự tồn tại của bức tường bí ẩn này nhưng những người dân bản địa sống gần nó đã biết về bức tường từ lâu. Họ gọi nó là "Bức tường Gawri".
Hiện tại, các nhà khảo cổ không chắc chắn ai đã xây dựng cấu trúc này, và sử dụng cho mục đích gì. Do khả năng bảo quản hàng rào kém, các nhà khoa học thậm chí không chắc chắn về chiều rộng và chiều cao chính xác của nó. Ước tính tốt nhất của họ là bức tường có thể rộng khoảng 4 mét và cao khoảng 3m.
"Không rõ là nó được sử dụng cho mục đích phòng thủ hay tượng trưng nhưng nó có thể đánh dấu biên giới cho một đế chế cổ đại, có lẽ là đế quốc Parthia (phát triển mạnh mẽ giữa năm 247 trước Công Nguyên - 224 sau Công Nguyên) hoặc người Sassania. Cả hai đế chế ở phía tây Iran đều xây dựng các lâu đài, thành phố và hệ thống thủy lợi lớn, vì vậy có khả năng cả hai đều có tài nguyên để xây dựng Bức tường Gawri”, Alibaigi nhấn mạnh trong báo cáo.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
