Phát hiện cá, tôm sống dưới lớp băng dày ở Nam Cực

Khi khoan một lỗ nhỏ tại Nam Cực, các nhà khoa học sửng sốt khi thấy những con cá, tôm bơi trong bóng tối vĩnh cửu ở độ sâu 740m bên dưới lớp băng.

Ross Powell, một chuyên gia về địa chất vùng cực của Đại học Northern Illinois tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp thấy loài cá kỳ lạ khi họ khoan hố ở thềm băng Ross, nơi có diện tích tương đương nước Pháp, để nghiên cứu những dòng nước chảy từ phía tây của Nam Cực. Chúng bơi trong tầng nước giữa băng và đáy biển. Chiều cao của tầng nước ấy chỉ vào khoảng 10m, còn nhiệt độ là -2 độ C, Scientific American đưa tin.

Phát hiện cá, tôm sống dưới lớp băng dày ở Nam Cực
Cơ thể những con cá trong mờ nên người quan sát có thể thấy nội tạng của chúng. (Ảnh: Ross Powell).

"Tôi ngạc nhiên, bởi chúng ta đều nghĩ động vật sống không thể sống trong môi trường hầu như không có thức ăn, rất lạnh và không thuận lợi cho sự sống", Ross phát biểu.

Nhóm chuyên gia thấy từ 20 tới 30 con cá bơi trong tầng nước dưới băng nên đã đưa camera xuống để ghi hình chúng. Cơ thể chúng trong mờ, có màu nâu pha hồng nên con người có thể thấy nội tạng. Chiều dài cơ thể trung bình của chúng vào khoảng 15cm.

Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn thấy hai loài cá khác có kích thước nhỏ hơn (bao gồm một loài có màu đen và một loài có màu cam), một loài tôm màu đỏ cùng vài loài động vật không xương sống.

Phát hiện cá, tôm sống dưới lớp băng dày ở Nam Cực
Vị trí của thềm băng Ross (dấu X đỏ) trên bản đồ. Nó tiếp giáp Biển Ross. (Đồ họa: Wikimedia).

"Rõ ràng một quần thể động vật đang tồn tại ở đây", Ross nhận định.

Theo các chuyên gia, rất có thể động vật bên dưới lớp băng dày ở Nam Cực ăn sinh vật phù du trôi dạt từ Biển Ross. Vi khuẩn cũng là một nguồn thức ăn nữa của chúng. Năng lượng hóa học từ lõi Trái đất giúp vi khuẩn và những loài vi sinh vật khác tồn tại trong môi trường mà ánh sáng mặt trời không thể tới.

Hiện tại giáo sư Ross và các cộng sự đang tiếp tục nghiên cứu những con cá, tôm để tìm hiểu về loài của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Tận mắt xem loài giun khổng lồ mà cá mập cũng phải gọi là

Tận mắt xem loài giun khổng lồ mà cá mập cũng phải gọi là "sư phụ"

Loài giun khổng lồ này có chiều dài thân khoảng 18m với đường kính thân mình lớn hơn cả cá mập.

Đăng ngày: 30/06/2017
Nọc độc có thể gây tử vong của cá mặt quỷ

Nọc độc có thể gây tử vong của cá mặt quỷ

Cá mặt quỷ có thể phóng nọc độc gây suy tim khi nạn nhân chạm vào dãy gai nhọn trên lưng nó.

Đăng ngày: 29/06/2017

"Vùng chết" trên vịnh Mexico mở rộng kỷ lục

Các nhà khoa học Mỹ ước tính vùng nước chết chóc trên vịnh Mexico năm 2017 sẽ có diện tích gấp đôi trung bình mọi năm.

Đăng ngày: 28/06/2017
Cá mập dài 20 mét tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

Cá mập dài 20 mét tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

Đại dương lạnh đi do biến đổi khí hậu kéo theo sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật, trong đó có loài cá mập lớn nhất.

Đăng ngày: 27/06/2017
Cá voi sát thủ lén theo ngư dân để hớt trọn mẻ cá

Cá voi sát thủ lén theo ngư dân để hớt trọn mẻ cá

Những đàn cá voi sát thủ lén theo dõi tàu ngư dân để hớt tay trên toàn bộ mẻ cá mà họ vừa giăng câu được.

Đăng ngày: 23/06/2017
Đàn lợn biển hoảng loạn chỉ vì một xô nước

Đàn lợn biển hoảng loạn chỉ vì một xô nước

Cảnh tượng người đàn ông tạt cả xô nước xuống sông để trêu chọc lợn biển nhút nhát khiến nhiều người nổi giận.

Đăng ngày: 23/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News