Phát hiện cách khủng long tồn tại với sự khắc nghiệt ở siêu lục địa Gondwana cổ đại

Gondwana là một lục địa cổ đại khổng lồ tạo thành từ các vùng đất mà ngày nay là Nam Mỹ, Úc, Nam cực, Madagascar và Ấn Độ. Cuộc sống cho loài khủng long tồn tại ở mảnh đất này là không hề dễ dàng dù siêu lục địa này không phải là địa ngục băng giá như ngày nay, nhưng mùa đông dài sẽ cần các loài khủng long phải tự thích nghi để giữ ấm.

Một nhóm các nhà khoa học từ Slovakia, Thụy Điển, Úc và Mỹ đã phân tích hóa thạch một loạt lông vũ của khủng long và các loài chim từng sống trong khu vực này để đi tìm câu trả lời.

Trong khi gợi ý về những con khủng long với những bộ long vũ đã xuất hiện trong các hóa thạch, các ví dụ đơn cử đến từ Bắc bán cầu, đại diện cho một loạt các lớp phủ có thể giúp động vật hoang dã có thể điều chỉnh nhiệt độ, ẩn nấp và đôi khi thậm chí lướt qua ở vùng khí hậu tương đối ấm áp.

Phát hiện cách khủng long tồn tại với sự khắc nghiệt ở siêu lục địa Gondwana cổ đại
Các nhà khoa học đã xác định được cách các loài khủng long tiến hoá để tồn tại với khí hậu khắc nghiệt.

"Cho đến nay, không có dấu tích trực tiếp nào được phát hiện cho thấy khủng long đã sử dụng lông vũ để sinh tồn trong môi trường sống ở vùng cực khắc nghiệt", Benjamin Kear, nhà nghiên cứu cổ sinh học từ Đại học Uppsala ở Thụy Điển cho biết.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta vẫn chưa tìm thấy một hóa thạch lông vũ nào ở Nam bán cầu. Một địa điểm đào ở bang Victoria miền nam nước Úc đã đưa ra một vài ví dụ đáng chú ý trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ được nhìn kỹ cho đến bây giờ.

"Lông hóa thạch đã được biết đến ở Koonwarra từ đầu những năm 1960 và được công nhận là bằng chứng của các loài chim cổ đại, nhưng nó nhận được rất ít sự chú ý của khoa học. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên ghi lại toàn diện những phần còn lại này, bao gồm các mẫu vật mới được kiểm tra bằng các công nghệ tiên tiến nhất”, Thomas Rich thuộc Bảo tàng Melbourne ở Úc nói.

Tổng cộng có mười mẫu hóa thạch được đưa vào nghiên cứu, tất cả có niên đại khoảng 118 triệu năm, cung cấp bằng chứng chắc chắn về lông cánh từ các loài chim cổ đại, khủng long và lông vũ bị phân hủy một phần.

Công nghệ được sử dụng bao gồm các loại kính hiển vi đặc biệt và quang phổ tiên tiến, cho phép nhóm nghiên cứu thu được một mức độ chi tiết ấn tượng từ phần còn lại của hoá thạch được bảo quản tốt, cung cấp thông tin về giải phẫu của và trong một số trường hợp có màu sắc.

Một số lông vũ tương đối tiên tiến có gai tương tự như lông hiện đại giúp chúng lồng vào nhau để bay và bảo vệ động vật chống lại các yếu tố ngoại cảnh.

"Lông vũ sẽ được sử dụng để cách nhiệt. Việc phát hiện ra lông vũ nguyên sinh tại Koonwarra cho thấy rằng những chiếc áo khoác lông vũ có thể đã giúp những con khủng long nhỏ giữ ấm trong môi trường sống ở vùng cực cổ đại”, tác giả chính Martin Kundrát, thuộc Đại học Pavol Jozef Safarik ở Slovakia cho biết.

Để hiểu được các điều kiện mà những con khủng long này sống, chúng ta cần tua lại đồng hồ vài trăm triệu năm, khi bản đồ lục địa quen thuộc của Trái đất sẽ trông khá khác biệt.

Các vùng đất phía nam ngày nay là Nam Cực, Úc, Nam Mỹ và Châu Phi, cùng với Ấn Độ và Ả Rập, tất cả được kết hợp với nhau trong một siêu lục địa khổng lồ gọi là Gondwana, nằm ít nhiều trực tiếp tập trung vào vùng Nam Cực của Trái đất.

Khí hậu thế giới lúc đó ấm hơn rất nhiều và Gondwana không phải là một xứ sở mùa đông quanh năm. Thay vào đó, nó ôn hòa hơn nhiều, với hệ sinh thái tươi tốt đầy cây cỏ và động vật.

Mặc dù không liên tục đóng băng nhưng các cực vẫn trải qua thời gian dài với ánh sáng Mặt trời vào mùa hè và bóng tối vào mùa đông. Vì vậy, bất cứ điều gì sống trong điều kiện khắc nghiệt như vậy vẫn phải đối phó với một hoàng hôn lạnh lẽo kéo dài.

Do đó, có các bằng chứng cứng về lông vũ có khả năng cách nhiệt giúp các nhà nghiên cứu điền vào những mảnh còn thiếu.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy các tế bào sắc tố hóa thạch dày đặc chỉ ra màu sắc tối có thể giúp hấp thụ nhiệt, nếu không cũng giúp ngụy trang hoặc giao tiếp trong những tháng thiếu sáng giữa các loài khủng long.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi

Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi

Hài cốt nằm ở vách đá sát biển và khó tiếp cận, nhiều khả năng thuộc về những nạn nhân đắm tàu.

Đăng ngày: 18/11/2019
Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru

Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru

Các nhà khoa học công bố phát hiện một ngôi đền cổ thờ phụng thần nước, từng là nơi diễn ra nghi lễ cầu cho đất đai màu mỡ.

Đăng ngày: 17/11/2019
Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho rằng chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến đế chế Neo-Assyria, siêu cường vùng cận đông tồn tại gần 300 năm, tàn lụi vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 17/11/2019
Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Hóa thạch 120 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Nhật Bản tiết lộ một trong những loài chim cổ xưa nhất trên Trái Đất.

Đăng ngày: 16/11/2019
Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Chỉ vài mét phía dưới thủ đô hiện đại của Mexico, một loạt các đền thờ, cung điện và hiện vật từ một vương quốc cổ đại đang được khai quật.

Đăng ngày: 15/11/2019
Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Gigantopithecus blacki, vượn khổng lồ sống cách đây 9 triệu năm, cao 3 mét và nặng 6 tạ, được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Đăng ngày: 14/11/2019
Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Các nhà khảo cổ từ Đại học Samara Polytech đến kiểm tra xác tàu nằm ở độ sâu 10 m dưới sông Volga, gần thành phố Samara.

Đăng ngày: 14/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News